Hội nghị CDIO Quốc tế Thường niên tại Barcelona, Tây Ban Nha

27/06/2014 06:00 GMT+7

Từ ngày 15 đến 19/6/2014, tại Đại học Bách khoa Catalunya, Barcelona, Tây Ban Nha đã diễn ra Hội nghị CDIO (Conceive-Design-Implement-Operate) Quốc tế Thường niên lần thứ 10.

Từ ngày 15 đến 19/6/2014, tại Đại học Bách khoa Catalunya, Barcelona, Tây Ban Nha đã diễn ra Hội nghị CDIO (Conceive-Design-Implement-Operate) Quốc tế Thường niên lần thứ 10. Là một trong hai thành viên chính thức của Việt Nam của Hiệp hội CDIO (cùng với Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), Đại học Duy Tân là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự hội nghị lần này với 6 báo cáo chính thức về các vấn đề: Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học kỹ thuật, Ứng dụng mới về khoa học kỹ thuật, Chương trình Learning Express và Trao đổi sinh viên toàn cầu

 Các đại biểu Việt Nam báo cáo tại Hội nghị CDIO Quốc tế 2014
Các đại biểu Việt Nam báo cáo tại Hội nghị CDIO Quốc tế 2014

Đến với Hội nghị CDIO Quốc tế Thường niên lần thứ 10 là các nhà quản lý, các chuyên gia, các tập đoàn công nghệ, kỹ sư, giảng viên và sinh viên từ các trường đào tạo về khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới, đặc biệt có nhiều học giả nổi tiếng như GS. TS. Edward F. Crawley - Chủ tịch Học viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo (Moscow) kiêm Giáo sư Danh dự ở MIT, GS. Manuel Doblaré - Giám đốc Nghiên cứu Khoa học của Tập đoàn Công nghệ Abengoa, GS. Caroline Baillie - Chủ tịch Phụ trách Giáo dục Kỹ thuật của Đại học Western Australia,… “Chia sẻ những Kinh nghiệm Thành công trong Giáo dục Kỹ thuật” là chủ đề chính bao quát toàn bộ hoạt động thảo luận diễn ra tại hội nghị. Các học giả, nhà khoa học tập trung trình bày các vấn đề lớn như: Kinh nghiệm trong việc áp dụng CDIO để xây dựng một trường đại học kỹ thuật và Cách thức thiết kế các chương trình đào tạo kỹ thuật, Tính cấp thiết của nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp, Các thách thức của giáo dục kỹ thuật trên toàn cầu,…

Hội nghị cũng tổ chức các diễn đàn tranh luận sôi động để đi sâu phân tích và chia sẻ kinh nghiệm về: Đổi mới sáng tạo dạy và học, Đồ án thiết kế và ứng dụng kỹ thuật, Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của người kỹ sư, Khởi nghiệp và dẫn đầu trong kỹ thuật, Đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo… Các vấn đề đưa ra tại Hội nghị đều gắn liền với 12 Tiêu chuẩn Đánh giá theo Mô hình CDIO về đổi mới trong giáo dục kỹ thuật.

 Các thành viên của Đại học Duy Tân tại hội nghị d
Các thành viên của Đại học Duy Tân tại hội nghị

Bắt đầu từ năm 2012 khi chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội CDIO, Đại học Duy Tân đồng thời đã bắt đầu triển khai nhiều hoạt động đạt hiệu quả cao trong đào tạo, nghiên cứu và tranh tài quốc tế. Bên cạnh việc áp dụng Mô hình PBL (Problem-based Learning) cho các khối ngành Kinh tế - Quản trị, Y tế và Xã hội Nhân văn, Duy Tân đã tích cực áp dụng Mô hình CDIO vào các khối ngành Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ của nhà trường. Việc áp dụng CDIO trong đào tạo đã hỗ trợ Duy Tân thực hiện cam kết với sứ mệnh đào tạo gắn liền với nghiên cứu thực nghiệm, mang lại cơ hội học tập các chương trình tiên tiến thế giới cho sinh viên Duy Tân. Tại Hội nghị CDIO lần này, các thành viên của Đại học Duy Tân đã báo cáo 6 đề tài, gồm:

Đánh giá độ Trưởng thành về các Kỹ năng Nhóm thông qua các Đồ án CDIO. Trương Tiến Vũ, Nguyễn Đức Mận và Nguyễn Minh Thắng

  1. Lợi ích của Mô hình CDIO trong việc Chuẩn bị cho Kiểm định ABET ở Việt Nam. Nguyễn Gia Như, Trần Nhật Tân, Lê Nguyên Bảo, Nguyễn Thanh Trung và Nguyễn Đức Mận
  2. Học Lập trình qua Tổ chức Nhóm kiểu CDIO. Phạm Anh Phương, Nguyễn Đức Mận, Nguyễn Quốc Long và Lê Nguyên Bảo
  3. Phân tích Ảnh hưởng Văn hóa Việt Nam (và Đông Á) trong việc Triển khai Mô hình CDIO. Hà Đắc Bình và Nguyễn Chiến Thắng
  4. Cải thiện Vai trò của Giảng viên và Tự học để Hỗ trợ tốt hơn việc Học nhóm. Trần Lê Thăng Đồng, Đàm Minh Tùng và Nguyễn Chiến Thắng
  5. Hiệu quả của việc Học tập về Văn hóa Nước ngoài qua eLearning. Cheah Sin Moh và Lê Nguyên Bảo

Đánh giá về sự hợp tác và triển khai CDIO của Đại học Duy Tân trong những năm qua Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế của Singapore Polytechnic, Helene Leong - Chủ nhiệm CDIO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho biết: “Chúng tôi cảm ơn Đại học Duy Tân với những nỗ lực đồng hành và phát triển các chương trình trao đổi sinh viên cùng Singapore Polytechnic. Đặc biệt, chúng tôi đánh giá cao sự tham gia tích cực, áp dụng và chia sẻ kinh nghiệm triển khai CDIO của Đại học Duy Tân trong hội nghị lần này. Những nỗ lực của Đại học Duy Tân đã góp phần nâng cao vai trò và trách nhiệm của các trường đại học trong khối ASEAN.”

Đi kèm với Hội nghị CDIO là Cuộc thi CDIO Academy được các thành viên của Hiệp hội CDIO đặc biệt quan tâm bởi đây là hoạt động thiết thực để sinh viên các trường thành viên khẳng định tài năng, bản lĩnh và trí tuệ ở một sân chơi lớn có quy mô toàn cầu. Ở cuộc thi năm nay, Đại học Công nghệ Chalmers, Thụy Điển đã giành chức vô địch với Cup vàng Luân lưu CDIO cho đề tài Hệ thống Mô phỏng Lái xe cho Tương lai. Đại học Duy Tân là cựu vô địch của Cuộc thi CDIO Academy 2013, tổ chức ở Đại học Harvard và MIT, Mỹ (năm nay, không có đội nào của Việt Nam tham gia phần thi này).

THÔNG TIN DỊCH VỤ

>> ĐH Duy Tân ủng hộ lực lượng Kiểm ngư Việt Nam 100 triệu đồng
>> ĐH Duy Tân nhận Cờ thi đua xuất sắc của Bộ GD-ĐT
>> ĐH Duy Tân và Hội nghị quốc tế về Máy tính, Quản lý và Viễn thông 2013 của IEEE

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.