Việt Nam bắt đầu sản xuất thuốc kháng virus Molnupiravir điều tri bệnh nhân Covid-19 nhẹ tại nhà |
tno |
Sáng nay, 25.11, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác điều trị Covid-19, do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chủ trì.
Theo ông Sơn, làn sóng dịch thứ tư từ 27.4, sau đó bùng phát và lan rộng. Đến 30.9, đợt dịch này cơ bản kiểm soát, đến nay đã xây dựng đến phiên bản 7 và phác đồ điều trị. Đây là dịch bệnh mới, luôn thay đổi về cơ chế bệnh sinh.
Suốt quá trình điều trị các ca bệnh Covid-19, Việt Nam đã thử nghiệm lâm sàng (TNLS) các thuốc điều trị Covid-19 như: thuốc kháng vi rút điều trị HIV, thuốc trị sốt rét, trị giun sán... Qua đó, giới y học cũng đã cố gắng xây dựng các nhóm, tổ hỗ trợ chuyên môn, tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19.
Thêm 1 triệu liều thuốc kháng vi rút điều trị Covid-19 về Việt Nam |
Đặc biệt, ông Sơn đánh giá chúng ta đã TNLS thành công thuốc Molnupiravir. Đến nay, Bộ Y tế đã cấp 250.000 liều cho các địa phương.
Kết quả sơ bộ hết sức khả quan: tỷ lệ bệnh nhân âm tính sau 5 ngày sử dụng Molnupiravir đạt từ 72-93%, là khác biệt ý nghĩa. Thuốc này giúp giảm tỷ lệ tử vong 50% so với nhóm không sử dụng Molnupiravir. Để hiệu quả, thuốc nên sử dụng ngay khi bắt đầu nhiễm.
Thứ trưởng Trường Sơn cho hay, cùng với sử dụng thuốc Molnupiravir, hôm nay 1 triệu liều thuốc kháng vi rút điều trị Covid-19 từ Nhật Bản sẽ về Việt Nam. Lô thuốc này sẽ được phân bổ cho các địa phương, cấp cho điều trị bệnh nhân Covid-19 nhẹ, đảm bảo không bị gián đoạn điều trị.
Đáng lưu ý, về chiến lược phòng chống dịch và điều trị, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết tới đây tỷ lệ ca nhiễm mới/100.000 dân không còn là chỉ số quan trọng về đánh giá cấp độ dịch tại các địa phương. Theo đó, chúng ta sẽ chú trọng đánh giá tình trạng các ca nặng phải nhập viện, nặng và tử vong.
Đồng thời, khuyến khích người dân tự xét nghiệm, khuyến khích người dân tự phát hiện, các ca nhẹ sẽ điều trị tại nhà; các ca chuyển nặng hơn mới chuyển đến cơ sở y tế, và điều trị tại địa phương.
“Một trong những thay đổi quan trọng trong thời gian tới là tăng cường sử dụng thuốc kháng vi rút tại y tế cơ sở, cấp thuốc tại nhà hạn chế trở nặng. Đồng thời, có chiến lược mới về cách ly, xét nghiệm phù hợp”, ông Sơn cho biết.
Cũng theo ông Sơn, chiến lược điều trị tại nhà được tập trung triển khai trong thời gian tới trên cơ sở chúng ta đã đạt được tỷ lệ bao phủ vắc xin cần thiết. Dự kiến, đến 30.11 này, chúng ta đạt tỷ lệ 70% dân số từ 18 tuổi được tiêm đủ liều vắc xin Covid-19.
Covid-19 sáng 25.11:1.155.778 ca nhiễm | Nhiều nhầm lẫn về gói hỗ trợ đợt 3 |
Bình luận (0)