Hơn 20 bang tại Mỹ vẫn cấm vận Iran

14/04/2015 09:33 GMT+7

(TNO) Các chính sách thoái vốn cứng rắn ở cấp độ tiểu bang đang có khả năng gây bất đồng trong đàm phán thỏa thuận hạt nhân của Tổng thống Obama với Iran, Reuters cho biết.

(TNO) Các chính sách thoái vốn cứng rắn ở cấp độ tiểu bang đang có khả năng gây bất đồng trong đàm phán thỏa thuận hạt nhân của Tổng thống Obama với Iran, Reuters cho biết.

Quan hệ giữa Iran và Mỹ thêm phức tạp vì chính sách cứng rắn ở cấp độ tiểu bang của Washington - Ảnh: Reuters
 
"Lệnh trừng phạt đầu tư của chúng tôi không bị ràng buộc với việc đàm phán của Tổng thống Obama và Iran", Reuters ngày 13.4 dẫn lời Don Gaetz, một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Florida.
Trong lúc các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran đang có dấu hiệu tốt, phản ứng của các tiểu bang Mỹ đang có khả năng làm tổn hại đến mối quan hệ Washington - Tehran.
Theo Reuters, có khoảng hơn 20 bang tại Mỹ vẫn giữ lập trường cô lập Iran. Họ ban hành các biện pháp rút vốn trong nhiều lĩnh vực kinh tế liên quan đến Iran; chỉ đạo buộc các công ty không đầu tư vào Iran đối với các hợp đồng quốc tế.
Mặc dù các bang vẫn thực hiện chính sách ngoại giao chung của nước Mỹ, tuy nhiên họ vẫn thường giữ lập trường cho đến khi chính phủ liên bang đưa ra quyết định chính thức về một vấn đề nào đó.
Cụ thể trong vấn đề Iran, cấp độ tiểu bang vẫn giữ sự trừng phạt đối với Tehran. Họ chỉ thay đổi khi các bên đạt thỏa thuận chính thức về chương trình hạt nhân vào ngày 30.6 tới, tức phía Iran đồng ý các điều khoản làm giàu uranium.
"Họ sẽ phải thay đổi hành vi một cách đáng kể và tính tới nay chúng tôi sẽ không nhất thiết phải nghe Tổng thống Obama hoặc ý kiến ​​bất kỳ tổng thống nào về Iran", Gaetz nói thêm.
Reuters cho biết đã liên lạc với hơn 10 bang và đa phần nói rằng không có động thái nới lỏng cho phía Iran dù đây có thể là điểm quan trọng dỡ bỏ lệnh cấm vận Tehran.
Hồi đầu tháng này, các bên gồm Iran và nhóm P5+1 đã đạt một thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân Iran, mở đường cho Tehran được dỡ bỏ cấm vận.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.