Ẩm thực
Tuyệt đỉnh của hủ tiếu bò viên Sài Gòn
Nằm trong con hẻm lớn 145 Nguyễn Thiện Thuật thông với chợ Bàn Cờ (quận 03), quán hủ tiếu bò viên Trường Thạnh này đã có thâm niên phục vụ thực khách hơn 40 năm nay. Đây cũng là điểm ăn chơi vang bóng một thời, nổi danh không kém gỏi đu đủ - khô bò - nước mía Viễn Đông (trên đường Pasteur, quận 01 ngày nay), bánh tôm hẻm Casino (hẻm 63 Pasteur cũng ở gần đó), bánh mì thịt trước chợ Trương Minh Giảng (nay là chợ Nguyễn Văn Trỗi ở quận 03)... Quán trứ danh với món bò viên to, tròn, chia hẳn làm 2 loại là bò viên thường và bò viên gân. Từ nhiều năm qua, quán vẫn giữ nguyên truyền thống lấy thịt bò nóng trong các phiên chợ buổi sáng sớm đề làm bò viên. Viên bò giã bằng tay hình như là ngon hơn làm bằng máy, giòn và dai hơn nhiều.
Ẩm thực
Quán bò viên 50 năm cực ngon trên đường Lý Chính Thắng
Món bò viên ở Sài Gòn rất phổ biến. Nhưng tìm được chỗ ngon và chất lượng thì không dễ chút nào. Nhịp sống bận rộn nên rất ít quán còn giữ được truyền thống tự mua thịt bò nóng về làm mà thường lấy ở các mối bỏ sĩ. Cách làm bò viên của người Hoa gốc Quảng có phần tương đồng với cách làm giò lụa của người Việt, nghĩa là phải xay thịt bò lúc còn nóng hổi. Cách làm này rất cực, vì chủ quán phải dậy từ 4 - 5h giờ sáng đến các lò mối mới có thể lấy thịt sống. Thịt lấy xong còn nóng hổi, đem về phải xay liền mới có thể tạo ra những viên bò viên ngon, dai, đúng với chất lượng mong muốn. Quá trình này phải tốn thêm vài giờ đồng hồ nữa. Đó cũng là lý do vì sao những quán chuyên về bò viên thường mở cửa vào đầu giờ chiều và bán cho đến tận khuya là vậy (quán bò viên Vĩnh Viễn, Nguyễn Thượng Hiền...).
Ẩm thực
Tìm ăn hủ tiếu sa tế Cao Văn Lầu
Trong các món hủ tiếu có mặt ở Sài Gòn thì hủ tiếu sa tế có lẽ là món thuộc hàng khó tìm nhất. Tiệm bán món này ở Sài Gòn chắc chỉ hơn 10 tiệm, chủ yếu tập trung trong Chợ Lớn (quận 05, quận 06, quận 11...) Nhiều thực khách cho rằng hủ tiếu sa tế là kỳ công của nghề nấu hủ tiếu Sài Gòn, bởi lẽ món này do chính người Hoa ở vùng đất này sáng tạo nên chứ không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Mà điều này cũng khá hợp lý, bởi lẽ ở Hồng Kông, Đài Loan hay Singapore, Malaysia... hầu như không tìm thấy món hủ tiếu độc đáo này. Phảng phất mùi cà ri như món Ấn hay món Thái, một chút vị bùi và cay từ sa tế như kiểu nướng satay của người Malaysia thì có, nhưng để tìm được món hủ tiếu tương tự như ở Sài Gòn thì hầu như là không.
Ẩm thực
Ngon khó cưỡng hủ tiếu bò viên Vĩnh Viễn
Con đường nhỏ Vĩnh Viễn (quận 10) này tuy không dài nhưng hội tụ rất nhiều món ngon hấp dẫn, trong đó phải kể tới xe hủ tiếu bò viên trứ danh trước số nhà 153. Bò viên là món ăn phổ biến của người Hoa ăn chung với mì, hoành thánh hoặc hủ tiếu. Cách ăn hủ tiếu với bò viên khá phổ biến ở Sài Gòn. Đa phần ăn bò viên cùng cọng hủ tiếu mềm và mì sẽ ngon hơn là ăn với cọng hủ tiếu dai. Những người mê bò viên khi tới đây phải gật gù vì độ giòn, dai của miếng bò viên. Bí quyết của chủ quán nằm ở sự kỳ công, đó là xay thịt bò lúc thịt còn nóng hổi, tương tự như cách làm chả lụa của người Việt.
Ẩm thực
8 món hủ tiếu hấp dẫn ở Sài Gòn (Phần 02)
Cùng xem tiếp những món hủ tiếu đặc sắc của Sài Gòn: 5. Hủ tiếu bột lọc Cọng hủ tiếu bột lọc hơi khó tìm thấy ở Sài Gòn. Vì đây là 1 dòng hủ tiếu đặc biệt, với cọng hủ tiếu to vừa phải, dai nhưng vẫn có độ mềm riêng, không giống miến và cũng chẳng giống bánh canh. Hủ tiếu bột lọc chỉ lạ ở một thứ duy nhất: sợi hủ tiếu được làm bằng bột lọc. Sợi hủ tiếu to vừa phải, dai mà vẫn mềm, không giống miến cũng chẳng giống bánh canh. Do làm từ bột lọc nên luôn dai mềm, sợi vuông rất dễ gắp. Chính cái dai dai này khiến người ta ăn xong rồi mà vẫn thấy thòm thèm. Cọng hủ tiếu này được cung cấp từ các lò hủ tiếu bột lọc gia truyền tại Sa Đéc, Đồng Tháp và được bảo quản kỹ để đảm bảo cọng hủ tiếu lúc nào cũng còn tươi dai mà không bị khô gãy. Cái khó khi nấu hủ tiếu bột lọc là phải ngâm nước trong thời gian vừa đủ để cọng hủ tiếu nở ra vừa đủ. Vì nếu để lâu trong nước, cọng hủ tiếu sẽ bị nở hết. Khi trụng qua với nước sôi, cọng hủ tiếu trở nên bủn dễ gãy.
Ẩm thực