hủ tiếu sa tế

Hủ tiếu sa tế ngon ở Sài Gòn
Ẩm thực

Hủ tiếu sa tế ngon ở Sài Gòn

Hủ tiếu sa tế có lẽ khó tìm thấy hơn các món hủ tiếu khác, phần vì đây là một đặc sản của người Tiều, chỉ được lưu truyền trong cộng đồng này nên không phải ai nấu cũng được. Có người cho rằng đây là một kỳ công của nghề nấu hủ tiếu Sài Gòn, bởi lẽ do chính người Hoa ở đây sáng tạo ra chứ không thể tìm thấy món này ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Mà hình như điều này cũng đúng, vì ở Hồng Kông, Đài Loan hay Singapore, Malaysia hầu như không tìm thấy món hủ tiếu độc đáo này. Không rõ ai là người đầu tiên sáng tạo ra món hủ tiếu sa tế. Có tài liệu thì cho rằng một người Triều Châu trong Chợ Lớn đã chế ra món ăn độc đáo này và mở tiệm đầu tiên trên đường Triệu Quang Phục, quận 05. Có người dựa trên lập luận "sa tế của Chà" mà cho rằng đây là kiểu ăn của người Chà Và lai trộn với kiểu ăn người Minh Hương Chợ Lớn. Cũng nói thêm về chữ "Chà Và", đây là cách đọc trại từ chữ "Java" (hòn đảo lớn của Indonesia), cũng là để chỉ những người đến từ đảo Java, về sau này dùng để gọi tất cả những người có màu da ngâm ngâm như Chà Bom bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma ní (Manila, Phillipines).... Mà chắc không tô hủ tiếu nào lại độc đáo như hủ tiếu sa tế, khi mà có đến gần 20 gia vị khác nhau như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô, ớt bột, đậu phộng, mè rang… Đặc biệt là mùi vị thanh dịu mà không kém phần nồng nàn, mang đủ vị cay, chua, béo, mặn, ngọt độc đáo mà có lẽ rất khó tìm thấy ở các món hủ tiếu khác. Khi món này được bưng ra, chắc chắn bạn sẽ bị cuốn hút bởi mùi thơm hòa quyện của sa tế cay cay và đậu phộng béo ngậy.
Hủ tiếu Triều Châu: Đặc sản của người Tiều ở Sài Gòn
Ẩm thực

Hủ tiếu Triều Châu: Đặc sản của người Tiều ở Sài Gòn

Tôi tình cờ tìm thấy quán hủ tiếu nhỏ đề bảng “Hủ tiếu Triều Châu” cùng giá bán thật hấp dẫn này trên con đường Dương Đình Nghệ ở quận 11. “Hủ tiếu Triều Châu” – cái tên ngắn gọn mà gợi lên bao điều. Đầu tiên là “hủ tiếu”. Người miền Nam hay người Khmer có lẽ đã rất quen thuộc với cọng hủ tiếu nhỏ, dai mà ta thường thấy ở món hủ tiếu Nam Vang hay hủ tiếu Mỹ Tho. Nhưng coi chừng nhầm lẫn khi bạn bước vào một quán ăn của người Hoa với 2 loại hủ tiếu riêng biệt là hủ tiếu mềm (như cọng phở) và cọng hủ tiếu dai thường thấy. Cọng hủ tiếu mềm với hình thái gần như cọng phở có lẽ là dẫn chứng rõ ràng nhất cho “nghi vấn” về nguồn gốc của món phở – vốn được cho là xuất phát từ món “ngưu nhục phấn” (bánh thịt trâu) của người Hoa ở Hà Nội, khi rao lên lai Hán Việt thành ra “Ngầu nhục phắn a!”. Dần dần tên gọi này được dân gian hóa và rút gọn thành “phắn a!”, rồi thành “phớ ơ!” và cuối cùng mới định ra cái tên phở. Danh từ “Phở” được chính thức hóa ấn hành lần đầu trong quyển Việt Nam Tự Điển xuất bản vào năm 1931 do hội Khai trí Tiến Đức soạn có ghi rõ tên “phở” bắt nguồn từ chữ “phấn” và giải thích đó là món ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò.
Top