Cuộc vận động đang được triển khai thì một vụ kẹt xe điển hình của việc thiếu văn hóa giao thông của người Huế đã xảy ra.
Vào lúc 14 giờ 51 phút ngày 24.8, cầu Trường Tiền (TP.Huế, Thừa Thiên- Huế) đã tắc nghẽn vì kẹt xe. Nguyên nhân là do một taxi vàng va chạm với một người đi xe máy. Sau vụ va chạm, hai lái xe đã xuống đường cự cãi, khiến giao thông ngưng trệ.
Chuyện không có gì đáng nói với một vụ va quệt nhẹ như trên, nhưng chuyện đáng nói lại nằm ở ý thức văn hóa giao thông. Giữa cầu thì hai tài xế cự cãi, trong khi đó người tham gia giao thông vẫn cứ cố chen lên để giành phần ưu thế…Cứ thế, không lâu sau, chiếc cầu đã nhốn nháo, còi xe inh ỏi…
tin liên quan
Chuyện ít biết về những 'nhân duyên' trong đám cưới tập thể đầu tiên ở Huế
|
Cuộc vận động đang trong thời gian khởi động nhưng trên mạng xã hội đã có không ít ý kiến cả đồng tình lẫn bày tỏ hồ nghi. Nhà báo Minh Tự (Báo Tuổi trẻ) là một trong số những người cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc vận động này, đã có bài viết hưởng ứng đăng trên báo Thừa Thiên- Huế với tiêu đề: Huế thành phố không tiếng còi!
Bài viết của anh sau khi được chia sẻ trên trang Facebook cá nhân, đã nhận được cả hai luồng ý kiến, ủng hộ và phản đối.
Không ít bạn đã cho rằng chương trình là không thực tiễn. Một người dùng Facebook viết: “Khoan còi, chỉ đi xe đúng luật thôi là Huế đã có hình ảnh khác rồi…”.
Một bạn khác tỏ ra hồ nghi: “Hô hào nhiều, làm chả được bao nhiêu. Muốn làm được, cần 3 vấn đề; ý thức người dân, cung ứng đủ dịch vụ, tạo thuận lợi cho việc thực hiện, xử phạt nghiêm người vi phạm…”.
Một nhận xét khác nêu: “Về lý thuyết và tuyên truyền thì phong trào này rất có ý nghĩa. Nhưng xem ra ngay cả những người đề ra phong trào này vẫn chưa nắm được điều cơ bản nhất. Và người nghe mặc nhiên xem nó chung chung và mông lung lắm”…
tin liên quan
Huế 'bàn cách' giúp du khách thoải mái đi vệ sinh miễn phíGiám đốc Sở KH-ĐT tỉnh, ông Phan Thiên Định sau khi thấy những ý kiến “bình luận” trên cũng đã đăng trên Facebook cá nhân một bài viết dài: “Có những người, mình biết, chưa một lần biết nước ngoài người ta đi đứng như thế nào để cảm nhận thật sự thế nào là văn minh giao thông nhưng vẫn chém như thần…”.
Vị giám đốc sở đúc kết: “Thái độ đối với cuộc vận động này chỉ là câu chuyện nhỏ… chuyện lớn hơn là chuyện thái độ với cuộc sống… Đời chỉ thay đổi khi tư duy của ta thay đổi”.
Đáp lại bài viết của vị Giám đốc sở cũng có rất nhiều ý kiến bình luận. Trong đó cũng không ít người ủng hộ cuộc vận động, như một bạn viết: “Không tiếng còi, chỉ là câu mở đầu cho một chiến dịch, một sự đánh thức tổng thể về văn hóa giao thông. Không tiếng còi cũng giống như tiêu đề của một bài hát. Nội dung của bài hát tất nhiên sẽ bao hàm nhiều chuyện nữa, ví như kêu gọi mọi gia đình, mọi tổ chức từ trường học đến xã hội hãy thức tỉnh và chấp hành luật giao thông, đi đúng làn đường, ứng xử văn minh, nhường nhịn nhau, không chen lấn..."Thành phố không tiếng còi". Tại sao không? Đó là điều cần ủng hộ”.
Cũng cùng quan điểm ủng hộ, nhưng nhiếp ảnh gia Phạm Bá Thịnh lại viết: “Tôi xin xác nhận giao thông mà hạn chế tiếng còi là tốt. Bởi đó là thái độ biết nhường đường, không lấn hay giành đường. Nhưng cũng xin nói thêm đừng vì quá đề cao cuộc vận động này mà cho bất kỳ ý kiến nào khác mình là thế này thế khác, thậm chí chê bai họ. Không khéo lại sa vào một thứ duy ý chí. Bình tĩnh phân tích, đối thoại chứ không nên mạt sát, chê bai, đem chuyện này chuyện khác, quan điểm, thái độ ,sở thích của người khác ra bàn luận, sẽ đi xa chủ đề của câu chuyện "không tiếng còi"…
tin liên quan
Ông Đoàn Ngọc Hải 'xử' cả quán của mẹ vợ, cảnh báo một Chủ tịch phườngÝ tưởng thực hiện cuộc vận động “Thành phố không tiếng còi” do Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT tỉnh Thừa Thiên- Huế) đề xuất nhằm xây dựng hình ảnh mới cho Huế đồng thời đánh thức văn hóa giao thông ở một cố đô cổ kính, thành phố du lịch, thành phố festival của VN.
Ông Hoàng Việt Trung, Phó giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Thừa Thiên- Huế, cho biết cuộc vận động này đã được lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ủng hộ và thống nhất chủ trương thực hiện.
Trước đó, trong buổi tọa đàm về xây dựng ý tưởng mở cuộc vận động thực hiện văn hóa giao thông ngày 14.4, sau nhiều ý kiến tham gia, nhà báo Lê Thanh Phong (Báo Lao động), người tình cờ có chuyến công tác tại cố đô Huế và được mời tham dự cuộc tọa đàm này đã đưa ra ý tưởng với câu slogan: Huế- thành phố không tiếng còi!
Ý tưởng trên sau đó đã được ban vận động chọn để làm tiêu đề, khẩu hiệu cho cả cuộc vận động.
Một khi văn hóa giao thông đã được định hình và người dân đều ý thức cao trong việc chấp hành luật thì lúc ấy tự khắc nếp sống văn minh “không tiếng còi” sẽ hiện hữu.
Bình luận (0)