Vào ngày 17.3, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) công bố lệnh bắt Tổng thống Putin, động thái sẽ yêu cầu 123 quốc gia thành viên của tòa phải bắt giữ ông Putin nếu ông đặt chân lên lãnh thổ của họ, và chuyển nhà lãnh đạo tới trụ sở của tòa án ở The Hague để xét xử.
Hungary đã ký và phê chuẩn Quy chế Rome thành lập ICC. Khi được hỏi liệu ông Putin có bị bắt nếu đến Hungary hay không, chánh văn phòng của Thủ tướng Orban là ông Gergely Gulyas, nói trong một cuộc họp báo rằng Quy chế Rome chưa được đưa vào hệ thống pháp luật Hungary, theo Reuters.
Hungary tuyên bố sẽ không thực thi lệnh bắt ông Putin của ICC
"Chúng tôi có thể tham khảo luật pháp Hungary và dựa vào đó mà chúng tôi không thể bắt giữ Tổng thống Nga... vì quy chế của ICC chưa được ban hành ở Hungary", ông Gulyas giải thích. Ông cho biết thêm chính phủ Hungary "không có lập trường" về lệnh bắt giữ của ICC đối với ông Putin.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 22.3 đã kêu gọi tất cả các thành viên của ICC tuân thủ lệnh bắt giữ mà tòa đã ban hành đối với Tổng thống Putin, theo Reuters.
Trong khi đó, trong cuộc trả lời phỏng vấn với báo Nga hôm nay 23.3, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga Dmitry Medvedev cảnh báo bất kỳ nỗ lực nào nhằm bắt giữ ông Putin sẽ lời tuyên chiến đối với Nga, theo Reuters.
Trước đó, Điện Kremlin gọi việc ICC ban hành lệnh bắt ông Putin là vô hiệu đối với Nga về mặt pháp lý, vì Nga không phải là bên ký kết hiệp ước thành lập ICC. Cũng như Nga, Mỹ và Trung Quốc không phải là những quốc gia thành viên của ICC, theo Reuters.
ICC không lay chuyển vì "những đe dọa" nổi lên sau khi phát lệnh bắt ông Putin
Bình luận (0)