Huỳnh Kim

Một thời nội chiến

Một thời nội chiến

Vừa qua, đi hội chợ sách tại TP.HCM, chúng tôi mua được cuốn sách này ở gian hàng của Công ty Nhã Nam và NXB Tri thức, nơi in ấn và phát hành sách. Cái tựa sách Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 thôi thúc phải đọc nhanh, dù cuốn sách dày gần 500 trang, để xem điều gì của lịch sử nước nhà thời ấy còn rọi bóng tới ngày nay.

Đất Bạc Liêu hữu tình, người Bạc Liêu mến khách

Đất Bạc Liêu hữu tình, người Bạc Liêu mến khách

Lần đầu tiên Việt Nam có Festival Đờn ca tài tử quốc gia, diễn ra tại tỉnh Bạc Liêu từ ngày 24 - 29.4. Cũng là lần đầu tiên, một bộ truyện tranh 3 quyển góp sức quảng bá du lịch cho một địa phương, ra đời nhân sự kiện lễ hội như vậy: Theo dấu chân tài tử Bạc Liêu; Cao Văn Lầu và Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ; Đồng Nọc Nạng.

Lần đầu tiên Cần Thơ tổ chức Ngày sách Việt Nam

Lần đầu tiên Cần Thơ tổ chức Ngày sách Việt Nam

Nhân Ngày sách Việt Nam 21.4, từ ngày 19 - 25.4, Sở TT-TT TP.Cần Thơ tổ chức Ngày hội sách tại Thư viện TP.Cần Thơ (19 - 21.4) và Trung tâm Học liệu Trường ĐH Cần Thơ (21 - 25.4) với sự tham gia của NXB Trẻ, NXB Giáo dục, NXB ĐH Cần Thơ và một số chi nhánh xuất bản, cơ sở kinh doanh, phát hành sách... gồm triển lãm sách, thi thuyết trình về sách và bán sách giá ưu đãi.

Ám ảnh với Đảo

Ám ảnh với Đảo

Ba tác phẩm văn học gần đây của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư có tựa sách gói gọn chỉ một từ. Năm 2012, tiểu thuyết Sông; năm ngoái, tập thơ Chấm; mới đây là tập truyện ngắn mang tên Đảo. So với thời của Cánh đồng bất tận bay bổng cảm xúc và dạt dào thương yêu hồi năm 2005, văn của Nguyễn Ngọc Tư bây giờ cũng “sắc” lại như là thang thuốc bắc được sắc kỹ càng.

Nhìn về cụ Phan

Nhìn về cụ Phan

Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản được NXB Hồng Đức và Tạp chí Xưa & Nay tái bản lần thứ ba vào quý 4/2013. Sách tập hợp các tham luận của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và lịch sử tại hai hội thảo về cụ Phan Thanh Giản, tổ chức ở Vĩnh Long (11.1994) và TP.HCM (8.2003).

Thức tỉnh con người

Thức tỉnh con người

Nhà báo Đoàn Khắc Xuyên, cựu tù Côn Đảo, cho in câu chuyện Trở lại Côn Đảo ở cuối cuốn tạp bút Dựng lại người (NXB Trẻ, quý 1/2014), với đoạn kết như vầy: Cuối buổi thăm các trại tù cũ, tôi đưa tiền xăng và tiền bồi dưỡng cho cô hướng dẫn viên nhưng không hiểu sao, trái với đòi hỏi trước lúc đi, bây giờ cô lại nhất định không chịu nhận tiền và quày quả bỏ đi dù tôi cố giúi tiền vào tay cô.

Sẽ mở thêm đường bay đến Cần Thơ

Sẽ mở thêm đường bay đến Cần Thơ

Ông Đào Anh Dũng, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, cho biết Bộ Giao thông vận tải đã đồng ý sẽ mở một hội nghị xúc tiến mở rộng các tuyến hàng không đến Cần Thơ trong 2 ngày 13 và 14.3.2014 tại Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ.

Nhớ Đất lửa

Nhớ Đất lửa

Trong số gần 30 tác phẩm văn học và điện ảnh của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, Đất lửa mang đậm yếu tố lịch sử - xã hội Nam bộ. Đó là cuốn tiểu thuyết đầu tay ông viết ở rừng U Minh năm 1952, mãi tới sau khi ông tập kết ra Bắc, Đất lửa mới được công bố lần đầu ở Hà Nội vào năm 1963. Đến nay, tác phẩm này đã được tái bản nhiều lần và được dịch sang tiếng Đức. Gần đây, NXB Trẻ, khi cho ra đời tủ sách “Mỗi nhà văn - một tác phẩm”, đã chọn Đất lửa cho nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Bổ ích Từ điển từ ngữ Nam bộ

Bổ ích Từ điển từ ngữ Nam bộ

Trong một bài báo tết vừa rồi, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ở Cà Mau, người nổi tiếng với văn phong đậm đà từ ngữ Nam bộ, có viết: “Chèn đét ơi, tưa tải nẩy ra khỏi môi trầu của mấy bà nhà quê có phải từ trời đất ơi, tơi tả trại âm theo giọng Quảng mà ra”. Câu hỏi bâng quơ này làm chúng tôi nhớ tới cuốn tự điển dày gần 1.500 trang của TS Huỳnh Công Tín, Từ điển từ ngữ Nam bộ (NXB Chính trị quốc gia, 2009).

Chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông

Chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông

Gần đây, dư luận ASEAN lại lo ngại về những hoạt động của Trung Quốc gây căng thẳng trên biển Đông. Trước thời sự này, xin mời bạn đọc cùng tham khảo hai cuốn sách tư liệu do Ủy ban Biên giới quốc Gia - Bộ Ngoại Giao phối hợp với NXB Tri Thức ấn hành vào cuối năm 2013: Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và Những vấn đề liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên biển Đông.

Tiểu thuyết của một nhà báo ở Bạc Liêu

Tiểu thuyết của một nhà báo ở Bạc Liêu

Cuộc chiến ở bán đảo xanh là tiểu thuyết đầu tay của nhà báo Nguyễn Việt Sử, làm việc ở Báo Bạc Liêu với bút danh Việt Sử. Sách do NXB Trẻ ấn hành vào đầu quý 1/2014 sau tập truyện ký Phía sau những con người bình dị của cùng tác giả in năm 2012.

10 năm ấy, Cần Thơ và Hậu Giang…

10 năm ấy, Cần Thơ và Hậu Giang…

Nhân kỷ niệm 10 năm chia tách tỉnh Cần Thơ thành TP.Cần Thơ trực thuộc T.Ư và tỉnh Hậu Giang (1.2004 - 1.2014) - không hẹn mà gặp, hai địa phương này vừa xuất bản hai quyển kỷ yếu: Thành tựu 10 năm thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và Hậu Giang, 10 năm một chặng đường.

Cần Thơ: Đường Nguyễn Văn Cừ nối dài có điện trước Tết Nguyên đán

Cần Thơ: Đường Nguyễn Văn Cừ nối dài có điện trước Tết Nguyên đán

Đó là khẳng định của ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, khi trả lời PV bên lề cuộc họp báo sáng ngày 24.12 về việc tổ chức kỷ niệm 10 năm TP.Cần Thơ trực thuộc T.Ư.

Thơ của một nhà báo

Thơ của một nhà báo

Phạm Đức Mạnh là hội viên Chi hội Văn nghệ TP.Cần Thơ từ năm 1985 khi Cần Thơ chưa tách tỉnh, sau đó anh về TP.HCM làm việc ở Thời báo Tài chính Việt Nam cho tới giờ. Tưởng đã quên mất thơ, hổng dè anh vừa cho in liền hai tập thơ Đừng theo trăng em nhé và Đong đầy kỷ niệm (NXB Hội Nhà văn, quý 3 và 4.2013).

Nghe tiếng Sài Gòn

Nghe tiếng Sài Gòn

Tiếng Sài Gòn khác tiếng Hà Nội và các vùng khác ra sao? Và vì sao nó khác như vậy? Nghe với nhau trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người dễ có cách trả lời theo cảm nhận riêng. Nhưng nếu cố gắng đọc xong cuốn sách dày 308 trang Tiếng Sài Gòn của TS Huỳnh Công Tín (NXB Chính trị Quốc gia - tháng 11.2013), ta sẽ hiểu công sức mà tác giả dành cho câu chuyện này dường như là nương theo lời một ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy:Tiếng nước tôi, bốn ngàn năm ròng rã buồn vui.

Nghịch lý chơi chung

Nghịch lý chơi chung

“Toàn cầu hóa”, một từ thời thượng, được nhiều nông dân ở miền Tây nói nôm na như kiểu “chơi chung”. Làm sao chuyện sống chung, làm ăn chung… trong cái kiểu “chơi chung” đó có thể đem lại lợi ích và niềm vui cho mọi người trong khi thế giới vẫn phân định rạch ròi giàu nghèo, văn hóa, tôn giáo, dân tộc... riêng tư? Mời bạn đọc cùng khám phá những nghịch lý phát sinh từ đây, trong cuốn sách vừa được NXB Trẻ ấn hành tuần rồi, Nghịch lý toàn cầu hóa - Vàng và hai cô gái của nhà báo Nguyễn Vạn Phú, Tổng thư ký tòa soạn Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

Thơ Trần Thế Vinh

Thơ Trần Thế Vinh

Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam, Trần Thế Vinh đi gần như khắp đất nước, giang hồ lãng tử; nhưng đi đâu rồi cũng quay về ẩn cư dưới chân ngọn núi Dài trong dãy Thất Sơn ở quê nhà An Giang. Có lời đồn trong làng văn nghệ miền Tây, hễ nghe tin có bạn văn đến Thất Sơn, Trần Thế Vinh lập tức đưa bạn vào núi, thơ rượu tràn bờ, chỉ mong khách nhớ quê mình - rằng giữa đồng bằng châu thổ vẫn mọc lên bảy ngọn núi cao.

Ban Kinh tế T.Ư và ĐH Cần Thơ ký kết hợp tác

Ban Kinh tế T.Ư và ĐH Cần Thơ ký kết hợp tác

Ngày 6.11, tại Cần Thơ, đại diện Ban Kinh tế T.Ư và ĐH Cần Thơ đã ký kết hợp tác giai đoạn 2013-2018 gồm 5 nội dung: nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế xã hội Việt Nam; xây dựng các dự án kinh tế xã hội ĐBSCL, nhất là kinh tế du lịch, kinh tế biển, biến đổi khí hậu, tam nông; xây dựng mạng lưới chuyên gia kinh tế; tổ chức các diễn đàn, hội nghị kinh tế và trao đổi thông tin tư liệu, ấn phẩm kinh tế xã hội.

Thơ Lâm Tẻn Cuôi

Thơ Lâm Tẻn Cuôi

Nhà thơ Trịnh Bửu Hoài ở An Giang đã viết một bài dài 8 trang thay cho lời giới thiệu tập thơ Hương xa từng góc khuất (NXB Hội Nhà văn, tháng 8.2013) của nhà thơ Lâm Tẻn Cuôi ở Bạc Liêu.

Gạo thơm ST ra thế giới
Kinh tế

Gạo thơm ST ra thế giới

Cục Sở hữu trí tuệ đã chứng nhận nhãn hiệu “Gạo thơm Sóc Trăng” từ cuối năm 2011 cho dòng sản phẩm gạo thơm mang tên ST. Người xây đắp cho thương hiệu này, kỹ sư Hồ Quang Cua, nay đang mong muốn nâng ST lên thành thương hiệu gạo Việt Nam trên thương trường thế giới.

Top