Hy Lạp: Lá phiếu định mệnh

03/07/2015 09:39 GMT+7

Cho dù cử tri Hy Lạp có quyết định thế nào thì cuộc trưng cầu dân ý ngày 5.7 vẫn là dấu mốc quyết định mới đối với nước này lẫn EU.

Cho dù cử tri Hy Lạp có quyết định thế nào thì cuộc trưng cầu dân ý ngày 5.7 vẫn là dấu mốc quyết định mới đối với nước này lẫn EU.
Một người Hy Lạp trong cuộc biểu tình chống lại đề xuất của các chủ nợ
buộc Athens "thắt lưng buộc bụng" - Ảnh: Reuters

Trên danh nghĩa, chính phủ Hy Lạp đã ngừng đàm phán với EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về cứu trợ tài chính.

Trong thực chất, hai bên vẫn tiếp tục giằng co ở phía sau chính cuộc trưng cầu sắp tới. Chính phủ Hy Lạp muốn dùng ý nguyện của cử tri để gây áp lực đối với EU, ECB và IMF và buộc 3 đối tác - đồng thời là 3 chủ nợ chính - nhượng bộ trước. Phía bên kia chủ ý phân hóa chính phủ với cử tri Hy Lạp bằng thái độ chờ đợi, tức là để mặc Athens tự xoay xở khắc phục hậu quả của vay nợ và cử tri phải thấm thía hệ lụy từ quyết định của chính phủ mình đã bầu ra. Họ kỳ vọng những chật vật trong cuộc sống hiện tại và sự mờ mịt của tương lai sẽ buộc cử tri lựa chọn EU, ECB và IMF.

Ẩn hiện sau đó còn là lựa chọn Hy Lạp có ra khỏi nhóm sử dụng đồng euro và cả EU hay không. Điều này tác động đặc biệt mạnh mẽ tới tâm lý cử tri.

Chính phủ Hy Lạp muốn cử tri ủng hộ mình bác bỏ điều kiện áp đặt của EU, ECB và IMF nên tiến hành trưng cầu càng sớm càng được lợi. Tuy nhiên, cả nội bộ chính phủ lẫn xã hội Hy Lạp đang phân rẽ sâu sắc. Phe ủng hộ chính phủ hiện vẫn có ưu thế nhưng mức độ lại đang giảm khiến không có kịch bản nào chắc chắn cả. Điều chắc chắn duy nhất là cả Hy Lạp lẫn EU đều đang mạo hiểm như nhau.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.