Israel lẫn Palestine cũng như thế giới bên ngoài đều không ảo tưởng về khả năng cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp giữa hai bên sẽ suôn sẻ, nhanh chóng kết thúc thành công. Tuy nhiên, việc đàm phán được nối lại sau hơn 3 năm ngưng trệ và bế tắc đã khơi dậy hy vọng mới cho cuộc xung đột ở Trung Đông. Kỳ vọng lớn của cả phía trong lẫn phe ngoài cuộc cũng được gửi gắm vào lần tái khởi động này. Những điều ấy lại càng được củng cố khi, Israel cho biết sẽ thả một số người Palestine bị giam giữ như một cử chỉ thể hiện thiện chí.
Bước chuyển mang tính khai thông đột phá chỉ có thể đạt được nếu cả hai phía cùng nhảy ra khỏi cái bóng của chính mình ở lần đàm phán hòa bình sắp tới. Môi trường chính trị an ninh ở khu vực biến động không thuận lợi đối với cả hai phía. Áp lực nội bộ rất lớn đối với cả hai bên, trong đó đặc biệt là nguy cơ phân hóa và rạn vỡ nội bộ. Các vấn đề vướng mắc nhất trong tiến trình đàm phán này đều mang tính nguyên tắc và đòi hỏi các bên phải sẵn sàng chấp nhận nhượng bộ đau đớn thì may ra mới có thể được khắc phục. Trong đó, khó khăn nhất là vấn đề đường biên giới lãnh thổ và các khu định cư của người Do Thái ở các khu vực lãnh thổ mà Israel chiếm đóng. Dù vậy, đây vẫn là tiến triển rất đáng được khích lệ.
Thảo Nguyên
>> Thách thức cho ông John Kerry
>> John Kerry tuyên thệ nhậm chức Ngoại trưởng Mỹ
>> John Kerry làm Ngoại trưởng Mỹ
>> Ông John Kerry trở thành tân Ngoại trưởng Mỹ
>> Ông John Kerry không mặn mà với chiến lược hướng về châu Á
Bình luận (0)