Ì ạch cổ phần hóa do 'sợ' mất vị trí lãnh đạo

07/07/2016 06:47 GMT+7

Báo cáo của Bộ Tài chính về kết quả tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) nhà nước 5 năm 2011 - 2015 và nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2020 vừa gửi Chính phủ.

Báo cáo này cho thấy, nguyên nhân cổ phần hóa, thoái vốn chậm trễ, không đạt mục tiêu do không ít lãnh đạo DN e ngại, lo mất vị trí.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, cả nước đã sắp xếp được 558 DN (cổ phần hóa 478, sắp xếp theo các hình thức khác 80). Kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2015 đều tăng hơn so với năm trước khi cổ phần hóa như vốn điều lệ tăng 72%; tổng tài sản tăng 39%; vốn chủ sở hữu tăng 60%; lợi nhuận trước thuế tăng 49%. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện thoái vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm (bất động sản, chứng khoán, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm và quỹ đầu tư) 11.036 tỉ đồng, thu về 10.742 tỉ đồng.
Trong giai đoạn này, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nhận 57 DN, nâng con số SCIC tiếp nhận từ khi thành lập đến nay lên gần 1.000 DN với tổng giá trị vốn nhà nước hơn 8.722 tỉ đồng. SCIC cũng đã thực hiện bán vốn tại 368 DN, tổng giá trị thu về đạt 6.998 tỉ đồng, gấp 2,4 lần giá trị đầu tư (2.940 tỉ đồng), thặng dư bán vốn là 4.058 tỉ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, đã có 39 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, tổng giá trị thực tế 27.061 tỉ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại DN là 21.631 tỉ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2016, các đơn vị đã thoái được 2.086 tỉ đồng, thu về 4.168 tỉ đồng.
Tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính, trọng tâm là thoái vốn tại 5 lĩnh vực nhạy cảm theo đánh giá của Bộ Tài chính chưa đạt được như kỳ vọng. Việc bán cổ phần ra công chúng không đạt được kế hoạch đề ra, tỷ lệ bán thành công chưa cao, nhiều DN sau bán cổ phần lần đầu vẫn còn số lượng vốn nhà nước lớn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.