Trong bài phỏng vấn độc quyền dành cho hãng tin AFP, bà Christine Lagarde cho hay sự kiện Brexit nhấn mạnh việc EU cần chứng tỏ cho người dân khu vực này thấy khối 28 nước có lợi ra sao trong bối cảnh nhiều người đang “vỡ mộng”.
Hai tuần sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit của cử tri Anh, giám đốc IMF ngồi trong văn phòng của bà tại Washington (Mỹ) và gọi sự kiện này là “nguy cơ tiêu cực lớn” đối với thế giới. Bà Lagarde cho rằng động thái cắt giảm thuế doanh nghiệp của Anh để đối phó với hậu quả kinh tế dự kiến từ Brexit là “một cuộc chạy đua về đáy”, có thể làm tổn thương tất cả các bên.
“Chúng tôi không nghĩ rằng khả năng suy thoái toàn cầu là có thể xảy ra. Các tác động ngay lập tức sẽ xảy ra ở Anh, và một số tác động lan tỏa đến khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (eurozone)”, bà Lagarde nhận định.
Dù vậy, chừng nào quá trình rời EU của Anh còn chưa rõ ràng thì hậu quả sự kiện Brexit sẽ càng nhiều hơn. “Từ khóa của vấn đề Brexit là sự thiếu chắc chắn, sự thiếu chắc chắn càng kéo dài thì nguy cơ càng lên cao. Họ càng sớm giải quyết được các điều khoản ra đi thì càng tốt cho tất cả các bên. Điều này cần phải được dự doán trước, càng sớm càng tốt”, bà Lagarde nói thêm.
tin liên quan
Ba câu hỏi đau đầu dành cho nước Anh hậu BrexitLựa chọn Brexit, hay rời Liên minh châu Âu (EU) của Anh, để lại cho nước này dư vị khó chịu về mặt tài chính. Dưới đây là ba câu hỏi mà nước Anh phải đối mặt trong thời gian tới.
Giám đốc 60 tuổi cho hay bà vẫn lạc quan về kết quả Brexit: “Cách tiếp cận lạc quan trong cuộc sống của tôi nói với tôi rằng Brexit có thể là chất xúc tác thúc đẩy EU tăng cường hội nhập nền kinh tế của họ. EU còn rất nhiều điều phải thực hiện một cách minh bạch hơn để giải thích họ đã làm được gì, ý nghĩa của họ đối với người dân ra sao và chi phí, lợi ích thế nào. Tổng thể kiến trúc châu Âu thì phức tạp, bất cứ cách giải thích, làm rõ nào cũng sẽ là tối quan trọng”.
Thời gian tại nhiệm của bà Lagarde cũng có thể là thời điểm khó khăn nhất đối với IMF khi phải đối mặt với hoạt động cứu trợ lớn nhất từ trước đến nay cho Hy Lạp và ba nước eurozone khác là Ireland, Bồ Đào Nha và Cyprus. Điều này biến IMF trở thành trung tâm trong việc giải cứu eurozone - công tác vẫn chưa được thực hiện đầy đủ và còn nhiều thách thức phía trước.
Tuy nhiên, bà Lagarde, người là cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp trước khi chuyển đến làm việc tại IMF vào tháng 7.2011, vừa chấp thuận tại chức thêm một nhiệm kỳ nữa, đón trọn các thách thức trong tương lai, trong đó có việc chứng minh rằng IMF chú ý hơn đến những nước phải chịu đựng chính sách của họ.
Bà thừa nhận rằng gói cứu trợ dành cho Hy Lạp, hiện ở chương trình thứ ba sau khi hai chương trình đầu tiên thất bại, đã biến IMF thành “vật tế thần thuận tiện” cho cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Quỹ Tiền tệ Quốc tế bị cáo buộc khiến vấn đề của Hy Lạp trở nên trầm trọng hơn vì nhấn mạnh củng cố tài chính, giảm mạnh chi tiêu chính phủ và cải cách thắt lưng buộc bụng.
tin liên quan
8 nước châu Âu có tình hình ngân sách rơi vào vùng nguy hiểmKhi nói đến kỷ luật tài chính của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), tất cả xoay quanh con số 3.
Bình luận (0)