Việc đánh chìm 71 tàu cá sẽ được tiến hành vào ngày 17.8, ngày lễ Độc lập của Indonesia, theo Bloomberg ngày 16.8. Các tàu cá này sẽ được tập trung tại 8 địa điểm và sẽ bị đục thủng để nước tràn vào bên trong.
Bộ trưởng Bộ Nghề cá Indonesia Susi Pujiastuti hồi đầu tháng 8 thông báo rằng Indonesia sẽ không dùng thuốc nổ để phá các tàu như trước nữa. Các tổ chức hoạt động vì môi trường đã lên tiếng cho rằng việc cho nổ tung tàu cá sẽ gây ảnh hưởng môi trường, theo Bangkok Post.
Từ cuối năm 2014, Indonesia đã bắt giữ và đánh chìm 176 tàu cá đánh bắt trái phép tại các vùng biển của nước này. Tàu cá của các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Việt Nam đều từng bị đánh chìm. Bà Pujiastuti cũng nhấn mạnh rằng các ngư dân đánh bắt trộm đã học được bài học.
tin liên quan
Lãnh đạo Indonesia, Malaysia: Không để Biển Đông thành lãnh địa của siêu cườngTổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) đã nêu vấn đề Biển Đông với Thủ tướng Malaysia Najib Razak trong buổi hội đàm hôm nay 2.8, cả hai khẳng định ủng hộ dùng luật biển quốc tế đối với tranh chấp ở Biển Đông.
Việc đánh đắm tàu diễn ra giữa thời điểm căng thẳng gia tăng về các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và Indonesia tăng cường bảo vệ chủ quyền tại các vùng biển xung quanh quần đảo Natuna, phía nam Biển Đông. Tại đây hồi tháng 3 đã xảy ra vụ lùm xùm khi một tàu cá Trung Quốc đánh bắt cá trái phép được tàu cảnh sát biển nước này hộ tống và bị chính quyền Indonesia bắt giữ. Trung Quốc thì cho rằng đây là "ngư trường truyền thống" của họ.
Hồi tháng 6, Tổng thống Joko Widodo đã tổ chức cuộc họp nội các trên tàu chiến KRI Imam Bonjol khi tàu này đang tuần tra quanh quần đảo Natuna. Vào tháng 7, Bộ trưởng Pujiastuti cũng nói sẽ tổ chức lễ kỷ niệm ngày Độc lập Indonesia tại Natuna để chứng kiến việc đánh chìm các tàu cá, đồng thời tuyên bố chỉ có người Indonesia mới có thể đánh cá tại vùng biển Indonesia.
Bình luận (0)