Indonesia sẽ là thành viên 'kỳ lạ' của OPEC

25/11/2015 17:01 GMT+7

Sau khi bảo vệ lợi ích của các nước xuất khẩu dầu trong nhiều thập niên qua, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vừa gây ngạc nhiên khi lựa chọn thành viên mới nhất: Indonesia, một nước tiêu thụ dầu gấp đôi lượng sản xuất.

Sau khi bảo vệ lợi ích của các nước xuất khẩu dầu trong nhiều thập niên qua, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vừa gây ngạc nhiên khi lựa chọn thành viên mới nhất: Indonesia, một nước tiêu thụ dầu gấp đôi lượng sản xuất.

Mua bán xăng tại thủ đô Jakarta, Indonesia - Ảnh: BloombergMua bán xăng tại thủ đô Jakarta, Indonesia - Ảnh: Bloomberg
Theo Bloomberg hôm nay 25.11, Indonesia sẽ chính thức trở thành thành viên thứ 13 của OPEC vào tháng tới, gần 7 năm sau khi nước này tạm rời khỏi tổ chức. OPEC cho hay Indonesia sẽ cung cấp một mối liên kết quan trọng trong khu vực có nhu cầu dầu thô tăng nhanh nhất.
Tuy vậy, Indonesia là nước sở hữu hóa đơn nhập khẩu dầu lên đến 13 tỉ USD trong năm ngoái. Ghi tên Indonesia vào OPEC, một “câu lạc bộ” các quốc gia xuất khẩu dầu thô có thể khá kỳ lạ.
Việc Indonesia tái gia nhập OPEC được cho là một sự kiện khiến đôi bên cùng có lợi. Bộ trưởng Năng lượng Indonesia Sudirman Said hồi tháng 6 cho biết, với tư cách là một quốc gia vừa tiêu thụ, vừa sản xuất, Indonesia có thể cho OPEC một cầu nối giữa hai phía cung - cầu trong thị trường dầu mỏ. Các quan chức OPEC cũng đưa ra nhận định tương tự.
Có ý kiến cho rằng yếu tố trên không đủ để làm lời giải hợp lý cho một động thái, về cơ bản, là đã đi ngược với sứ mệnh của OPEC: Tại sao mở cửa cho một nước sẽ được hưởng lợi từ giá dầu rẻ vào nhóm các nước vốn được lập ra để nâng mức giá dầu?
“Thật kỳ lạ. Chẳng có nhiều thay đổi trong OPEC sau khi Indonesia rời nhóm vài năm trước đây”, Jamie Webster, giám đốc cao cấp của hãng tư vấn IHS ở Washington (Mỹ) cho biết.
Theo Citigroup, động thái này là dấu hiệu cho thấy OPEC đã dần từ bỏ vai trò của họ trong việc bảo vệ giá cả, sau khi lựa chọn giữ nguyên sản lượng để tối đa hóa thị phần trên thị trường thế giới hồi năm ngoái. OPEC đã không đưa ra bất kỳ biện pháp thị trường cụ thể nào từ năm 2008.
Sau khi Indonesia trở lại, mục tiêu sản xuất chung của OPEC có thể sẽ tăng lên thành 31 triệu thùng/ngày, sau khi đã giữ vững mức mục tiêu 30 triệu thùng/ngày trong 4 năm qua.
Về phần mình, Indonesia tin rằng việc tái gia nhập OPEC sẽ vừa đảm bảo quyền tiếp cận với nguồn cung dầu thô, vừa thu hút đầu tư để hồi sinh ngành năng lượng nước này. Quốc gia Đông Nam Á đang trong quá trình đàm phán để mua dầu của Iran sau khi đất nước Trung Đông thoát lệnh trừng phạt, và cũng đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu với Ả Rập Xê Út.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.