Theo CNBC, lệnh cấm có hiệu lực ngay sau thông báo của Tổng thống Iran Hassan Rouhani và sẽ kéo dài cho đến ngày 22.9 năm nay.
Thủ đô Tehran và nhiều thành phố lớn ở Iran phải đối mặt với hàng loạt vụ mất điện trong vòng vài tháng qua. Giới chức cho rằng tình trạng mất điện xuất phát từ việc thiếu khí đốt tự nhiên. Mà khí đốt khan hiếm một phần là do các nhà máy thủy điện của quốc gia này không thể hoạt động hết công suất trong mùa hạn hán kéo dài, còn lại nằm ở quá trình đào Bitcoin tiêu tốn quá nhiều năng lượng.
Cũng theo lời các quan chức chính phủ, phần lớn thợ đào tham gia vào quá trình tiêu thụ điện năng khổng lồ là những người hoạt động không có giấy phép, do đó chính phủ phải kìm hãm hoạt động của họ, cắt điện tạm thời ở những trang trại đào Bitcoin khi nhu cầu điện tăng cao trong mùa dịch Covid-19. Lượng tiêu thụ điện năng trong những tuần gần đây ở Iran cao đến mức khiến các cơ sở y tế phải chật vật tìm kho lạnh bảo quản vắc xin Covid-19.
85% hoạt động khai thác Bitcoin ở Iran diễn ra bất hợp pháp. Tại đất nước 82 triệu dân, chỉ có 50 trại khai thác được cấp phép, sử dụng tổng cộng 209 megawatt điện.
0:00 |
Tháng 1 năm nay, cảnh sát Iran tịch thu gần 50.000 máy đào Bitcoin dùng điện trợ giá bất hợp pháp. Theo công ty điện lực nhà nước Tavanir, các công ty đào tiền mã hóa này tiêu thụ 95 megawatt/giờ với mức giá rẻ do nhà nước trợ cấp.
Theo công ty phân tích blockchain Elliptic, khoảng 4,5% lượng Bitcoin khai thác nằm ở Iran từ tháng 1 - 4 năm nay, khiến Iran nằm trong top 10 những quốc gia khai thác Bitcoin trên thế giới. Vị trí đầu bảng là Trung Quốc, chiếm gần 70% lượng Bitcoin toàn cầu.
Bình luận