Cụ thể, các đồng tiền này là franc Thụy Sĩ, đô la Singapore, đô la Mỹ và yen Nhật. Bloomberg dẫn nhiều nhà phân tích, trong đó có Paul Meggyesi, tại JPMorgan cho biết: “Suy thoái là khi các chủ nợ bắt đầu đòi lại tiền của họ. Ba trong số bốn loại tiền tệ hàng đầu để sở hữu trong thời đoạn suy thoái là tiền tệ của những nước có vị thế bên ngoài cực kỳ mạnh”.
Đồng yen Nhật (JPY) là rẻ nhất trong các hàng rào chống suy thoái, trong khi đô la Singapore (SGD) là ít hấp dẫn nhất. USD có thể có lợi vì với tư cách là đồng tiền tài trợ mặc định của thế giới, phần còn lại của thế giới phải mua lại đô la Mỹ khi các doanh nghiệp và ngân hàng giảm đòn bẩy thời suy thoái. Đô la Mỹ đã và đang thể hiện tốt hơn trong những tháng gần đây khi căng thẳng thương mại leo thang.
Đội ngũ của JPMorgan cho rằng nói chuyện suy thoái ở thời điểm này vẫn còn quá sớm, dù họ kết luận chuyện xem xét kế hoạch dự phòng trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang thêm là hợp lý.
|
Các loại tiền tệ thị trường mới nổi đặc biệt nhạy cảm với các đợt suy thoái, khi giảm giá trung bình 17% trong khoảng 2 năm trước khi suy thoái bắt đầu. Đô la New Zealand là đồng tiền thể hiện tệ nhất trong nhóm các loại tiền tệ G10 trong trường hợp suy thoái kinh tế khi giảm giá trung bình 7-8%.
JPMorgan nghiên cứu về hiệu suất tiền tệ trong 5 đợt suy thoái cuối cùng. Trong khi đồng yen Nhật có lịch sử thể hiện hiệu suất kém ấn tượng hơn ba đồng tiền khác, lần này tỷ giá hối đoái hiệu quả thực của JPY, thước đo có điều chỉnh lạm phát và dòng chảy thương mại, thấp hơn 23% so với mức trung bình trong 40 năm. Trước ba lần suy thoái gần nhất, dữ liệu này cao hơn khoảng 8%.
Điều này đồng nghĩa với việc nội tệ Nhật Bản có thể trở yếu tố trung tâm trong bất kỳ hàng rào chống suy thoái nào, các chiến lược gia viết.
Bình luận (0)