Kaspersky nắm giữ hơn 1.240 bằng sáng chế về bảo mật

Thành Luân
Thành Luân
26/08/2022 14:12 GMT+7

Hãng bảo mật Kaspersky vừa chia sẻ một số nhận định về xu hướng bảo mật trong năm 2022 tại một sự kiện diễn ra ở Thái Lan, đồng thời ghi nhận mức tăng trưởng của hãng trong các năm qua.

Năm 2021 Kaspersky đã có mức tăng trưởng ổn định và tiếp tục gia tăng doanh thu Tiêu chuẩn Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) chưa kiểm toán toàn cầu lên mức 752 triệu USD, cao hơn 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Trải qua năm thứ hai của đại dịch Covid-19, công ty tiếp tục đạt kết quả tích cực chủ yếu nhờ phân khúc B2B với sự gia tăng lớn trong doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

Đại diện Kaspersky nhận định về xu hướng bảo mật

t.l

Năm 2021, mảng kinh doanh doanh nghiệp của Kaspersky đạt kết quả doanh số ấn tượng nhất từng ghi nhận trong lịch sử công ty, mang lại mức tăng trưởng chính trong lĩnh vực kinh doanh chiến lược như doanh nghiệp (tăng 29% so với cùng kỳ năm trước), đặc biệt là phi điểm cuối (tăng 50%). Các giải pháp chính để bảo vệ doanh nghiệp khỏi những đợt tấn công tinh vi như Kaspersky Anti Targeted Attack Platform, dịch vụ Kaspersky Threat Intelligence cũng ghi nhận tăng trưởng đáng kể khi lần lượt đạt cao hơn 92% và 36% so cùng năm trước đó.

Công ty đã tập trung vào tăng cường các giao thức sản phẩm để bao phủ toàn bộ nhu cầu bảo mật của khách hàng thông qua việc tiếp tục đầu tư vào công tác R&D, phát triển công nghệ. Trong năm 2021, Kaspersky đã ra mắt tới 10 sản phẩm, dịch vụ mới và giới thiệu hơn 250 bản cập nhật quy mô lớn cho các sản phẩm hiện có, cải thiện đáng kể tính năng.

Ví dụ, một trong những giải pháp hàng đầu hiện nay của công ty là Kaspersky Industrial CyberSecurity đã đạt tăng trưởng tới 63% so với cùng kỳ năm trước và được tăng cường với bảng điều khiển quản lý tập trung để giám sát an ninh cho toàn bộ cơ sở hạ tầng OT (công nghệ vận hành). Giải pháp bao gồm một bản đồ của tất cả tài sản được phân phối theo địa lý có bổ sung sự kiện, phân tích sự cố...

Kaspersky cũng nhận được hơn 137 bằng sáng chế trong năm 2021, nâng tổng số bản quyền đang sở hữu lên con số 1.240. Bên cạnh đó, Kaspersky đã mua lại công ty Brain4Net để đẩy mạnh nền tảng XDR của hãng với giải pháp SASE (Secure Access Service Edge), cho phép cung cấp cho doanh nghiệp lẫn các tổ chức nhỏ và vừa giải pháp đa sản phẩm tích hợp sẵn và có thể mở rộng cũng như phát triển nội bộ.

Ông Andrey Efremov - Giám đốc phát triển kinh doanh tại Kaspersky nói: “Năm 2021, chúng tôi đã đạt được nhiều thứ. Việc kinh doanh mang lại những kết quả tốt nhất trong lịch sử công ty và cũng ra mắt một số sản phẩm mới quan trọng. Để có kết quả này, Kaspersky đã phải rất nỗ lực. Bên cạnh đó, Kasperky cũng phát triển chiến lược kinh doanh mới nhằm giúp doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn, linh hoạt hơn trong một thế giới phát triển nhanh chóng như hiện nay. Về tầm nhìn, Kaspersky vẫn hướng tới việc bảo vệ khách hàng, cả doanh nghiệp lẫn cá nhân từ mọi tác nhân tấn công có thể. Để làm điều đó, Kaspersky đang tạo ra một hệ sinh thái bảo mật hoàn chỉnh".

Thành tích ấn tượng của công ty đến từ những kết quả kinh doanh tích cực tại hầu hết khu vực mà Kaspersky đang có mặt trên thế giới, đặc biệt là Nga, khu vực Baltic, Trung Á, Khối Thịnh vượng chung các quốc gia độc lập (CIS) tăng 25% so cùng kỳ, khu vực META (gồm Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, châu Phi) tăng 16%, Mỹ Latin (11%), châu Âu (4%), cũng như châu Á - Thái Bình Dương (3%).

Kaspersky tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trong Top 3 danh sách sản phẩm an ninh mạng dành cho người tiêu dùng và doanh nghiệp: năm 2021, các sản phẩm của công ty đã trải qua 75 bài kiểm tra độc lập và đánh giá khác nhau, đạt thứ hạng (1, 2 hoặc 3) trong 63 trên tổng số 75, trong đó có tới 57 hạng mục xếp thứ nhất. Thêm vào đó, dựa trên đánh giá AV-TEST, Kaspersky Endpoint Security Cloud đã chứng minh hiệu quả 100% chống lại các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền và vượt qua 10 nhà cung cấp bảo mật mạng khác.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.