Lời tòa soạn: Mùa xuân là mùa của mọi nhà, dù người trẻ hay người già, người giàu hay người nghèo và người tốt lẫn người xấu.
Minh họa:DAD
|
Dân làm hàng giả: Đón xuân bằng cách đổ hàng hóa ra hè phố từng đống một với giá cả rất hấp dẫn. Thường tụ tập ở các thành cầu để nếu bị truy đuổi thì nhảy ùm xuống sông. Đặc điểm của dân làm hàng giả là không bao giờ dùng đồ của mình sản xuất ra, và hễ thấy đồ thật là cúng bái lia lịa. Vào phút giao thừa, khi bà con cầu cho năm mới phát tài, dân làm đồ giả cầu cho tai qua nạn khỏi. Ngôn ngữ ở giới này cũng rất lạ, kẻ nào làm giả nhiều hơn được coi là thực hơn. Cả đám không ai tin vào lời ai, cũng không ai tin vào hàng hóa ai, chỉ tin giá tiền.
Dân giật đồ: Mùa xuân bà con cúng hoa quả, cúng gà, cúng heo quay thì dân giật đồ cúng dép và cúng xe. Tại vì khi giật đồ, đứa nào cũng chạy trên xe và dép.Dù sao, giật đồ cũng khá kiêng thời khắc giao thừa, vì nếu phạm tội khi ấy, phải chạy trốn tới hai năm.
Nhà đám này đều treo một chữ "Liều" hoặc một chữ "Bừa" viết theo lối thư pháp cổ. Khi cầu xin thánh thần, những kẻ này hay lẩm nhẩm không cần đồ tốt, mà cần đồ bán được. Nguyên tắc của dân giật đồ là ngày mồng một tết phải giật của nhau, do đó nội bộ chúng hay xào xáo. Để phát hiện ra những kẻ này ngoài phố mùa xuân, chỉ cần nhìn những kẻ hỏi giá hoa mai nhưng lại nhìn ngó hoa đào.
Giữ xe quá giá: Đêm giao thừa, đám giữ xe quá giá tất cả đều tụ tập không phải mài dao mà mài lưỡi bào đá cho mỏng và nhọn hơn.
Tất cả đều đồng thanh học thuộc lòng câu "Tết mà" và câu "Mỗi năm chỉ có ba ngày, phải làm cho một ngày dài hơn thế kỷ".
Trên tường, giữ xe quá giá thích trưng chữ "Đông" hoặc chữ "Kẹt". Đám này luôn cầu thần thánh ngày nào cũng là ngày lễ, và chợ nào cũng là chợ hoa.
Khi nghe tiếng pháo, giữ xe quá giá chẳng khi nào giật mình vì đã từ lâu chuyện cho tai điếc đặc, bà con có kêu ca gì cũng không nghe rõ. Cũng do tai kém, nên đầu của những kẻ loại này cứ nghiêng nghiêng, lúc đi chợ mua hoa, cầm cành mai cứ xéo xéo, nhìn phát hiện ra ngay.
Dân này rất sợ khi có người dám hiên ngang chống cự, nói "Giá nào cũng chơi". Lúc đó chúng vội vã lấy đúng giá hoặc nửa giá.
Dân bán hàng quá đát: Mấy ngày tết là mùa làm ăn của bọn bán hàng đã hết hạn sử dụng. Có thể phát hiện khi thấy kẻ nào cứ ngồi trong quầy mà tay cứ lắc qua trái rồi qua phải, đấy là hành động thành thói quen khi tẩy hoặc xóa thời hạn trên bao bì. Mũi của đám đó cũng thường chun lại do phải ngày đêm ngửi mùi thức ăn đã ôi thiu.
Nói cho ngay, dân này có biệt tài trang trí, bất cứ cái gì cũ mốc qua tay họ cũng trở nên bóng loáng và mới tinh, nên một số người khi không bán hàng tân trang, chuyển sang trang điểm cô dâu đã thành công rực rỡ.
Để làm nghề này, con gái phải xinh đẹp, dễ ưa, nói năng ngọt ngào, sẵn sàng thề thốt là hàng mới nhập.
Con trai cần có vẻ ngoài đĩnh đạc, nói năng đầy bản lĩnh để tạo niềm tin. Nhưng chính vì lúc nào cũng gian lận về ngày tháng, nhiều lúc giao thừa trôi qua tới cả mấy ngày mà dân bán đồ quá đát cũng không biết, vẫn xì xụp cúng bái.
Đám bán cây kiểng giả: Ngày tết chúng ta cũng thường hay gặp những xe trưng cây trái xum xuê, cực kỳ đẹp mắt. Nhưng thực ra hoa trái đều gắn bằng keo, mang về chỉ ba bữa là héo.
Con trai cần có vẻ ngoài đĩnh đạc, nói năng đầy bản lĩnh để tạo niềm tin. Nhưng chính vì lúc nào cũng gian lận về ngày tháng, nhiều lúc giao thừa trôi qua tới cả mấy ngày mà dân bán đồ quá đát cũng không biết, vẫn xì xụp cúng bái.
Đám bán cây kiểng giả: Ngày tết chúng ta cũng thường hay gặp những xe trưng cây trái xum xuê, cực kỳ đẹp mắt. Nhưng thực ra hoa trái đều gắn bằng keo, mang về chỉ ba bữa là héo.
Đặc điểm của dân này trong những ngày xuân là đạp xe đi phố, khuôn mặt hớn hở còn hơn cả hoa và quả đèo đằng sau. Nhưng nếu ta để ý kỹ, sẽ thấy nếu quả màu đỏ thì mặt chúng màu xanh và ngược lại. Nếu nhiều hoa trái chuyển sang đen thì mặt người bán trắng bệch. Do đặc điểm nghề nghiệp, những người này rất ngại ăn hoa quả, ngày tết chỉ trưng bày các bức tranh vẽ mâm ngũ quả thay vì trưng đồ thật. Sâu bọ và chim chóc rất ghét đám này, nên hay mổ vào đầu!
Bình luận