Tuy nhiên, đây không phải là thước đo duy nhất để đo kích thước của một chiếc máy bay. Trọng lượng, chiều dài hoặc thậm chí thể tích đều là những thông số có giá trị như nhau.
Cân nhắc tất cả những yếu tố này, CNN đã tổng hợp danh sách 10 chiếc máy bay lớn nhất thế giới.
Stratolaunch
Trọng lượng rỗng: 226.796 kg
Chiều dài: 73m
Sải cánh: 117m
Chuyến bay đầu tiên: Sau nhiều thay đổi khi người sáng lập công ty mất, từ lần dự kiến bay vào năm 2019 đến nay Stratolaunch đã bay được 13 lần.
Vào thời điểm 2019, Stratolaunch, dự án máy bay do người đồng sáng lập Microsoft Paul Allen thành lập sẽ trở thành máy bay có sải cánh lớn nhất trong lịch sử, vượt qua Hughes H-4 Hercules.
Chiếc máy bay có vẻ ngoài kỳ quặc, bao gồm hai thân máy bay được nối với nhau (mặc dù chỉ có một chiếc sẽ được điều áp để chở phi hành đoàn).
Hughes H-4 Hercules
Trọng lượng rỗng: 113.399 kg
Chiều dài: 66,65m
Sải cánh: 97,54m
Chuyến bay đầu tiên: 1947
Chuyến bay đầu tiên và duy nhất chỉ dài 26 giây (hoặc khoảng một km rưỡi), nhưng khoảng thời gian ngắn ngủi này đủ để "Spruce Goose" được coi là chiếc máy bay có sải cánh lớn nhất từng bay.
Là dự án của ông trùm hàng không Howard Hughes, H-4 được mô tả trong bộ phim "The Aviator" năm 2004, với sự tham gia của Leonardo DiCaprio.
"Chiếc thuyền bay" khổng lồ này gắn 8 động cơ, được thiết kế trong Thế chiến thứ hai để đáp ứng nhu cầu vận tải hạng nặng tầm xa của Mỹ.
Nguyên mẫu duy nhất của nó hiện được bảo quản tại Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Evergreen ở McMinnville, Oregon.
Antonov An-225 Mriya
Trọng lượng rỗng: 285.000 kg
Chiều dài: 84m
Sải cánh: 88,4m
Chuyến bay đầu tiên: 1988
Antonov An-225 có 6 động cơ theo đúng nghĩa đen là một loại máy bay riêng, giữ danh hiệu máy bay nặng nhất từng được chế tạo và sải cánh lớn nhất của máy bay hiện đang được sử dụng.
Trên thực tế, chỉ có một chiếc An-225 được chế tạo.
Airbus A380-800
Trọng lượng rỗng khi vận hành: Khoảng 277.000 kg
Chiều dài: 72,72m
Sải cánh: 79,75m
Chuyến bay đầu tiên: 2005
Máy bay A380 hai tầng được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng vận tải hàng không theo cấp số nhân trên thế giới và là giải pháp cho tình trạng tắc nghẽn ngày càng tăng ở các sân bay trung tâm lớn.
Về mặt lý thuyết, nó có thể chở tới 850 hành khách, mặc dù hầu hết các nhà khai thác đã chọn cách bố trí ít hơn 450 đến 550 hành khách.
A380 đã tìm được cho mình một thị trường ngách thành công hỗ trợ cho tham vọng toàn cầu của Emirates có trụ sở tại Dubai, nhà khai thác lớn nhất của hãng này cho đến nay.
Tuy nhiên, chiếc máy bay này đã không bán được số lượng như mong đợi và tương lai lâu dài của nó hiện đang bị nghi ngờ.
Boeing 747-8
Trọng lượng rỗng khi vận hành: 220.128 kg
Chiều dài: 76,3m
Sải cánh: 68,4m
Chuyến bay đầu tiên: 2010 (B747-8F)
Kể từ khi được đưa vào sử dụng đầu năm 1970 và trong hơn 30 thập kỷ, Boeing 747 đã trở thành "Nữ hoàng bầu trời" không thể tranh cãi và phần bướu phía trước độc đáo của nó đã trở thành biểu tượng phổ biến và dễ nhận biết ngay lập tức.
Mặc dù bị Airbus A380 vượt qua về sức chứa hành khách, phiên bản mới nhất của dòng Boeing 747, 747-8, vẫn giữ vị trí trong sách kỷ lục là máy bay chở khách dài nhất thế giới.
Antonov An-124
Trọng lượng rỗng: 175.000 kg
Chiều dài: 68,96m
Sải cánh: 73,3m
Chuyến bay đầu tiên: 1982
Mặc dù nhỏ hơn so với người "họ hàng gần" An-225, sản phẩm đồng hương của Antonov là máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới và cho đến khi Boeing 747-8F ra đời, nó cũng là máy bay được sản xuất hàng loạt nặng nhất.
An-124 đang được phục vụ trong không quân Nga cũng như một số nhà khai thác hàng hóa, sử dụng để vận chuyển hàng hóa đặc biệt nặng và quá khổ...
Lockheed C-5 Galaxy
Trọng lượng rỗng: 172.371 kg
Chiều dài: 75,31m
Sải cánh: 67,89m
Chuyến bay đầu tiên: 1968
Có khả năng vận chuyển 6 máy bay trực thăng chiến đấu Apache hoặc 2 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 trên khoảng cách khoảng 11.000 km, C-5 Galaxy là trụ cột của không quân Mỹ
Tupolev Tu-160
Trọng lượng rỗng: 110.000 kg
Chiều dài: 54,10m
Sải cánh: 55,70m (sải rộng)
Chuyến bay đầu tiên: 1981
Máy bay ném bom chiến lược này, hiện đang được Không quân Nga sử dụng, là máy bay chiến đấu lớn nhất, máy bay siêu âm lớn nhất và máy bay cánh xuôi lớn nhất thế giới. Năm 2017 đã có phiên bản mới là Tu-160M2.
HAV Airlander 10
Tổng trọng lượng: 20.000 kg
Chiều dài: 92m
Sải cánh: 43,5m
Chuyến bay đầu tiên: 2012
Airlander 10 đã khẳng định danh hiệu cỗ máy bay lớn nhất thế giới.
Ban đầu được thiết kế cho quân đội Mỹ, nhà sản xuất của nó, Công ty Hybrid Air Vehicles (HAV) của Anh, vẫn tiếp tục phát triển sau khi chương trình ban đầu bị hủy bỏ.
Sự trở lại của kỷ nguyên khí cầu có thể vẫn phải chờ một thời gian, vì Airlander 10 vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, với một số sự cố trong quá trình thực hiện, chẳng hạn như vụ tai nạn ở Anh khi máy bay bị lỏng dây neo.
Tuy nhiên, những người đề xuất nó đang dự tính một số vai trò, cả dân sự và quân sự.
Mil Mi-26
Trọng lượng rỗng: 28.200 kg
Chiều dài: 40m (có cánh quạt quay)
Đường kính cánh quạt: 32m
Chuyến bay đầu tiên: 1977
Mil Mi-26 có thể không phải là chiếc trực thăng lớn nhất từng được chế tạo, vinh dự này tương đương với chiếc Mil V-12 của Liên Xô, nhưng nó là chiếc lớn nhất đã được đưa vào sản xuất hàng loạt - và vẫn đang hoạt động với nhiều lực lượng không quân và các nhà khai thác hàng hóa trên khắp thế giới cho đến ngày nay.
Bình luận (0)