(TNO) Các nhà khoa học Đan Mạch cho biết đã nghiên cứu được ADN của mực khổng lồ, làm sáng tỏ về một loài sinh vật sống ở biển sâu vốn ám ảnh người đi biển nhiều thế kỷ qua, theo AFP ngày 20.3.
Trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B., các nhà khoa học tại Trường đại học Copenhagen (Đan Mạch) kết luận loài mực khổng lồ là chủng loài duy nhất của họ Architeuthis và có tên gọi là Architeuthis dux.
Không những vậy, loài mực khổng lồ này có thể sống với số lượng lớn ở đáy biển sâu, con cái của chúng có thể theo những dòng hải lưu ấm để phân tán đến khắp các vùng biển khác nhau trên toàn cầu, ngoại trừ những vùng cực.
|
Là một trong những loài động vật không xương sống lớn nhất, mực khổng lồ có thể tìm thấy con mồi trong bóng tối nhờ vào cặp mắt to như quả bóng.
Chúng sống ở độ sâu 900 m với áp lực có thể làm “nản chí” các tàu ngầm hải quân.
Loài mực khổng lồ này được phát hiện lần đầu tiên cách đây 9 năm ngay trong môi trường sống tự nhiên của chúng.
Trước đó, sự tồn tại của chúng chỉ được phỏng đoán dựa trên những gì còn sót lại trong dạ dày cá nhà táng, một phần xác trôi trên biển hoặc được đẩy lên bờ.
Các nhà khoa học nghiên cứu ADN của 43 con mực khổng lồ được tìm thấy ở Úc, Tây Ban Nha, Florida (Mỹ), New Zealand và Nhật.
Họ lấy làm ngạc nhiên khi loài mực khổng lồ có rất ít sự phong phú về ADN.
Số lượng mực khổng lồ đang tăng nhanh có thể vì số lượng cá nhà táng săn mồi đã giảm đáng kể do bị đánh bắt quá mức và thay đổi khí hậu.
Trong khi nhiều người “thổi phồng” về kích thước của con mực khổng lồ, chiều dài thực tế của chúng chỉ khoảng 18 m đối với con cái và ngắn hơn một chút đối với con đực.
Đức Trí
>> Ăn ADN để “chay tịnh”
>> Chọn “siêu ngựa đua” bằng ADN
>> Biến ADN thành “ổ cứng sống”
>> ADN nhân tạo
>> Tập luyện có thể thay đổi ADN
>> Đoán tuổi thọ từ ADN
>> Ông tổ của mực và bạch tuộc
Bình luận (0)