Cressida là một trong ít nhất 27 mặt trăng đang xoay quanh Thiên Vương tinh.
tin liên quan
Không còn là phim nữa, nguy cơ 'bọ' ngoài hành tinh xuống trái đất là có thậtVi khuẩn hoặc vi trùng ở những hành tinh khác có thể bám vào phi thuyền hoặc ẩn núp trong các mẫu vật được đưa về trái đất, và có thể đe dọa sự sống trên địa cầu.
Nhóm chuyên gia phát hiện tỷ trọng của mặt trăng này là 0,86 gr/cm3 và khối lượng được xác định 2,5 x 1.017 kg. Việc xác định được hai thông số trên sẽ giúp giới nghiên cứu xác định được Cressida có thể va chạm với một mặt trăng khác của Thiên Vương tinh hay không; thời điểm có thể xảy ra và điều gì sẽ xảy ra cho cả hai mặt trăng này.
Phi thuyền Voyager 2, do Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phóng lên từ năm 1977, đã phát hiện Cressida và một số mặt trăng khác khi nó bay ngang Thiên Vương tinh vào năm 1986. Nhóm vệ tinh tự nhiên này, cùng với 2 mặt trăng được tìm thấy vào năm ngoái, xoay quanh sao Thiên Vương trong vòng khoảng cách 20.000 km, tạo nên vùng không gian có mật độ thiên thể chật chội nhất trong hệ mặt trời. Tình trạng này không sớm thì muộn sẽ đẩy các mặt trăng lao vào nhau. Vào năm 1997, các nhà khoa học ước tính một mặt trăng tên Desdemona sẽ đụng độ với Cressida trong vòng 4 - 100 triệu năm nữa.
tin liên quan
Những cơn mưa kim cương trên băng khổng lồNhờ công nghệ laser tia X, các nhà khoa học đã tái dựng điều kiện trên Thiên Vương tinh và chứng minh được giả thuyết về mưa kim cương trên các hành tinh băng khổng lồ.
Tuy nhiên, các thông số mới cho phép họ rút ngắn lại thời điểm va chạm, dự kiến sẽ xảy ra trong vòng 1 triệu năm, theo trang tin Science News. Việc xác định cấu tạo của các mặt trăng cũng có thể giúp dự đoán vận mệnh của chúng sau va chạm: liệu chúng sẽ kết hợp, bật khỏi nhau hoặc vỡ tan thành hàng triệu mảnh vụn?
Bình luận