Vào năm 2017, các nhà thiên văn học Mỹ công bố phát hiện ấn tượng: một hành tinh ngùn ngụt lửa, nóng hơn bất cứ hành tinh nào từng được biết đến, với nhiệt độ ở phần ánh sáng có thể hơn 4,000°C. Nó được đặt tên là KELT-9b.
Giờ đây, các thông tin mới nhất về hành tinh KELT-9b càng khiến giới khoa học địa cầu thêm kinh ngạc. Theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature, khí quyển của nó chứa toàn kim loại nặng, như sắt và titanium, nhưng dưới dạng khí bốc hơi trước nhiệt độ nóng kinh hoàng của bề mặt hành tinh.
Sắt có độ nóng chảy lên đến 1.538 °C, vì vậy kim loại này chưa bao giờ được phát hiện trực tiếp trong khí quyển hành tinh ngoài Trái đất dưới dạng khí.
KELT-9b, cách địa cầu khoảng 650 năm ánh sáng, thuộc vào nhóm các hành tinh được gọi là “sao Mộc siêu nóng”, tức các hành tinh kích thước cỡ sao Mộc nhưng quay trên quỹ đạo sát sao trung tâm.
Ví dụ, khoảng cách giữa KELT-9b và sao KELT-9 gần gấp 30 lần so với Mặt trời – Trái đất, chỉ mất 36 giờ để hoàn tất quỹ đạo.
Trưởng nhóm nghiên cứu Kevin Heng, giáo sư của Đại học Bern (Thụy Sĩ), cho biết nhiệt độ của KELT-9b kinh khủng đến nỗi nó sở hữu khí quyển của sao dù chỉ là một hành tinh.
Bình luận (0)