Ngoại trừ đội ngũ kiến trúc sư thiết kế, công trình House in Chau Doc được địa phương hóa một cách triệt để từ kết cấu khung gỗ cho nhà nổi trên hệ cột bê-tông, che chắn bằng mái tôn, đội ngũ xây dựng đều hoàn toàn sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có ở Châu Đốc.
tin liên quan
Ngôi nhà hoa nắng biết đong đưaNhà ở hướng tây, đón nắng gắt nhưng nhờ giàn làm bằng gạch trần giảm nhiệt cùng những mảng tường “biết thở” giúp ngôi nhà luôn thoáng mát, sáng và giảm thiểu tiêu thụ năng lượng cho ngôi nhà giữa phố.
Việc địa phương hóa góp phần giải quyết vấn tiêu chí bền vững của công trình, vừa tiết kiệm chi phí xây dựng.
|
Do địa thế đặc biệt, mỗi năm ở Châu Đốc có mùa nước về gây ngập khoảng 4-5 tháng, ngôi nhà còn là nơi trú ngụ của 3 gia đình nên việc xây dựng kết cấu cũng như không gian là bài toán khó. Theo đó, nhóm các kiến trúc sư: Shunri Nishizawa, Nguyễn Đỗ Hồng Quân, Lương Thanh Tùng thiết kế xoay quanh 3 chủ điểm: đầu tiên là đảo hướng dốc truyền thống của mái thành dạng cánh bướm; với cao độ khác nhau, 3 lớp mái hình cánh bướm xuyên suốt chiều dài công trình vừa tăng tối đa hiệu quả thông thoáng tự nhiên vừa tăng tính kết nối giữa không gian nội thất và bối cảnh bên ngoài.
Thứ hai là các hệ cửa tôn xoay được lắp đặt xen kẽ giữa từng hệ mái cánh bướm và từng diện đứng công trình cho khả năng cân chỉnh lưu lượng nắng gió vào nhà một cách linh hoạt. Cuối cùng là thay thế các tường ngăn chia phòng cố định thành các vách xoay tăng tính kết nối giữa các không gian nội thất, như một không gian lớn xuyên suốt và liên tục.
Ba tiêu chí đó nhằm hình thành không gian sống nửa trong nửa ngoài, nơi cây xanh, mặt nước, nắng, gió và đời sống con người hòa quyện. Họ muốn truyền đạt một thông điệp: ngôi nhà dù có thể hiện theo phong cách mới mẻ, hiện đại nhưng vẫn gắn với bối cảnh đời sống và không gian kiến trúc địa phương.
|
|
|
|
|
Bình luận (0)