Sở dĩ gọi là “độc, lạ” vì những loại trà sữa này không chỉ kết hợp với đường hoặc mật ong mà còn sử dụng muối, bạch đậu khấu và những thành phần khác không có trong trà sữa ở Việt Nam; và bột trà sữa hòa tan thì càng đặc biệt hơn nữa, vì đây là sản phẩm sản xuất hàng loạt từ sữa bò cho tới sữa cừu và dê.
Ở Myanmar có loại trà sữa gọi là “laphet yay cho”, chế biến từ lá trà đen pha với đường và sữa đặc, uống một lần thì nhớ đời bởi cái vị thơm ngọt của nó |
Youtube, cheerskitchenbyhp.com |
Suutei tsai là thức uống truyền thống ở Mông Cổ, còn gọi là trà mặn |
cutterlight.com, lastea.com |
Trà Thái là một thức uống phổ biến ở Thái Lan và Đông Nam Á, người Thái gọi là “cha thai”, thường chế biến từ trà Ceylon kết hợp với đường và sữa, có thể uống nóng hoặc lạnh. Loại làm lạnh gọi là Cha-yen, tức trà sữa đá, thường kết hợp giữa trà đen đậm với sữa đặc, nước cốt dừa, sữa tươi nguyên kem hoặc đường, dùng với nước đá. Bạn có thể lựa chọn nhiều hương vị cũng như gia vị khác nhau, chẳng hạn như quế, cam thảo, hoa hồi, hoa cam, me đất, màu thực phẩm vàng hoặc đỏ, và có thể một số gia vị khác nữa.
Ở Myanmar có loại trà sữa gọi là “laphet yay cho”, chế biến từ lá trà đen pha với đường và sữa đặc, uống một lần thì nhớ đời bởi cái vị thơm ngọt của nó. Thức uống này xuất hiện lần đầu tiên trong thời kỳ cai trị của nước Anh ở Miến Điện. Hiện nay phần lớn các quán trà tại xứ sở này đều có món “laphet yay cho”.
Nhìn chung, có các hương vị trà khác nhau ở Myanmar: Cho Saint (ngọt, có kem); Pawt Saint (ít ngọt, có kem); Kya Saint, Pone Man (thông thường), Pawt Kya, Gate Sone (ngọt hơn); ngoài ra còn những loại phổ biến khác là Cho Pawt Kya, Noh Sein Tea, Si Lone Tea (đắt tiền hơn)…
Teh tarik là một loại trà sữa nóng độc đáo ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Malaysia và Singapore, nơi phục vụ loại ẩm thực Hồi giáo dành cho cộng đồng người Ấn Độ. “Teh tarik” có nghĩa là trà kéo, xuất phát từ việc người ta kéo nước trà thành một đường dài trước khi cho nước trà vào vật chứa.
Cái tên “teh tarik” hình thành từ hai ngôn ngữ: “teh" có nghĩa là trà, xuất phát từ chữ “tê” (茶: trà) trong tiếng Mân Tuyền Chương; còn “tarik” có nghĩa là "kéo" trong tiếng Mã Lai. Loại trà này phổ biến trong các nhà hàng, quầy hàng ngoài trời, các quán cà phê gọi là mamak. Teh tarik là thức uống quốc gia của Malaysia.
Teh tarik có nghĩa là trà kéo, xuất phát từ việc người ta kéo nước trà thành một đường dài trước khi cho nước trà vào vật chứa |
mmtimes.com |
Ở Trung Đông, người Yemen có loại trà sữa nổi tiếng gọi là “shahi haleeb” (còn những tên khác). Thức uống này bao gồm trà đen pha sữa đặc hoặc sữa cô đặc, có thể kết hợp thêm đường, đinh hương và vỏ bạch đậu khấu.
Loại trà này có vị rất ngọt, người Yemen thường uống sau khi nhai “khat” (còn gọi là “qat”), một loài thực vật có hoa xuất phát từ Ethiopia. “Khat” có chứa alkaloid cathinone, một chất kích thích, được cho là gây hưng phấn. Việc nhai “khat” là một tập tục lâu đời, hàng ngàn năm nay ở Yemen, tương tự như việc sử dụng lá coca ở Nam Mỹ hay tục ăn trầu ở Việt Nam và những nước khác.
Ở Mông Cổ có thức uống truyền thống là “Suutei tsai” (trà sữa Mông Cổ). Người ta thường sử dụng loại trà nén thành khối, nguyên liệu chế biến theo công thức: nước và sữa (đều 1 lít), lá trà xanh (1 muỗng canh) và muối (1 muỗng cà phê).
Shahi Haleeb, một loại trà Yemen có hương vị quế, bạch đậu khấu, đinh hương, đường và sữa đặc. |
tarasmulticulturaltable.com |
Tuy nhiên, những thành phần khác thì thường không giống nhau, có thể sử dụng trà đen, kết hợp với bơ hoặc chất béo. Sữa ở Mông Cổ thường là sữa tươi nguyên chất, người ta có thể pha chế trà với 1/2 sữa và 1/2 kem. Lượng muối trong trà cũng rất đa dạng, do đó thức uống này còn được gọi là “trà mặn”.
Trà sữa của người Tây Tạng cũng rất độc, lạ. Họ thích uống trà gạch. Đầu tiên là bẻ nhỏ trà gạch, cho vào ấm nước, đun lửa liu riu, sau khi sôi khoảng vài phút thì cho muối và sữa bò vào. Họ cũng có thể uống trà với sữa cừu, dê hoặc bơ sữa trâu, một số người còn cho quả óc chó băm nhỏ vào. (Còn tiếp)
Bình luận (0)