CPU thế hệ thứ 14 của Intel không còn được tô điểm bằng chữ "i" đã hình thành nên một phần cốt lõi trong bản sắc của công ty từ lâu nữa, thay vào đó họ chuyển sang kế hoạch xây dựng thương hiệu mới: Core Ultra. Vậy Core Ultra là gì và nó có thực sự tạo ra sự khác biệt đối với những gì đang cung cấp cho PC hay không?
Intel Core Ultra là gì?
Core Ultra là cách đặt tên mới của Intel cho các CPU cao cấp, bắt đầu với Meteor Lake cho máy tính xách tay trước khi xuất hiện trên các CPU cho máy tính để bàn khi Arrow Lake (thế hệ thứ 15) ra mắt, dự kiến vào cuối năm nay.
Quay trở lại với thương hiệu Core Ultra. Intel đã loại bỏ chữ "i" mang tính biểu tượng khỏi quy ước đặt tên của mình, nghĩa là nếu mua một máy tính xách tay (và máy tính để bàn tương lai) mới trong thời gian tới, CPU sẽ không còn là Intel Core i3, i5, i7 hoặc i9 nữa. Thay vào đó, nó sẽ được ghi Intel Core 5, Core 7, Core i9, Core Ultra 5, Core Ultra 7 hoặc Core Ultra 9.
Sự khác biệt giữa Intel Core và Core Ultra
Không chỉ có những cái tên khác nhau, hai cái tên này đánh dấu sự khác biệt giữa các CPU có hoặc không có bộ xử lý thần kinh (NPU), vốn được thiết kế để "mở khóa sức mạnh của AI, tạo ra trải nghiệm đồ họa sống động và cho phép xử lý hiệu suất cao ở mức tiêu thụ điện năng thấp". Về cơ bản, Core Ultra đại diện cho kiến trúc mới, còn Core đại diện cho kiến trúc cũ.
Các CPU Core Ultra được tích hợp công cụ AI Boost, vốn được thiết kế để giúp giảm bớt căng thẳng cho quy trình làm việc dựa trên AI, về mặt lý thuyết sẽ giải phóng CPU cho các hoạt động khác và hiệu suất hệ thống chung.
CPU Ultra Core sử dụng thiết kế chiplet mới của Intel, tích hợp CPU, GPU Intel Arc và NPU vào thiết kế SoC duy nhất. Đây không phải là thiết kế chiplet đầu tiên của Intel nhưng là thiết kế đầu tiên sử dụng quy trình sản xuất Intel 4 (thực tế là quy trình 7nm, thay vì 4nm như nhiều người mong đợi). Sự kết hợp này sẽ mang lại một số mức tăng hiệu suất đáng kể cho người dùng máy tính xách tay Ultra Core.
Không hài lòng với việc bỏ chữ "i", Intel còn thực hiện nhiều cải tiến hơn trên diện rộng. Ít nhất, danh sách thông số kỹ thuật cho CPU Ultra Core đề cập đến nhiều thứ, bao gồm xung nhịp lõi P, lõi E, lõi LPE, công cụ điện toán thần kinh, tần số đồ họa, lõi Xe, đơn vị thực thi… Thông tin bổ sung luôn được hoan nghênh, nhưng nó có thể khiến việc tìm hiểu nên mua chip Core Ultra nào hơi khó hiểu. Intel hiểu được điều đó nên hãng cũng tìm cách loại bỏ tên thế hệ CPU khỏi quy ước đặt tên của mình chỉ để đảm bảo người dùng không bị hỗn loạn khi lựa chọn các phần cứng khác nhau.
Vì vậy, thay vì mỗi CPU có tên như Intel Core i7-14700K (thế hệ 14), bộ xử lý Core Ultra mới sẽ loại bỏ chữ số thế hệ. Một lần nữa, điều này hiện tập trung vào CPU di động. Ví dụ, mọi người sẽ thấy Core Ultra 7 165H hoặc Core Ultra 7 165U (với H và U biểu thị mức sử dụng năng lượng của CPU, với U-series là cực mạnh). Dẫu vậy họ vẫn tìm cách để mọi người phân biệt giữa các thế hệ. Cụ thể, thế hệ Core Ultra đầu tiên được gọi là Series 1, và thế hệ tiếp theo như Core Ultra 7 265H sẽ là Series 2. Chữ số sẽ tiếp tục tăng dần sau đó.
Chữ số thứ hai có ý nghĩa cụ thể ra sao vẫn chưa rõ, ngoài việc biểu thị hiệu suất tương đối của bộ xử lý trong thế hệ của nó.
Có đáng để lên đời Core Ultra?
Việc nâng cấp lên máy tính dùng CPU Core Ultra mới được cho là rất đáng giá. Đầu tiên là tích hợp AI, cùng thiết kế chiplet mới giúp tăng hiệu suất rõ ràng. Đó là chưa kể đến quy trình sản xuất Intel 4, sau đó là hỗ trợ RAM DDR5, PCIe 5.0 và đồ họa tích hợp tốt hơn nhiều.
Bình luận