(TNO) Device Protection là một tính năng có trong phiên bản Android 5.1 Lollipop, nhưng Google nói rất ít về cách thức hoạt động của nó. Về cơ bản, đây là tính năng đáp ứng yêu cầu về bảo vệ thiết bị, cho phép thiết lập smartphone về trạng thái nhà sản xuất và chống trộm.
Kể từ phiên bản Android 5.1, smartphone khóa mạng được bảo vệ bởi Device Protection
|
Điều đầu tiên cần biết rằng, Device Protection không có bất kỳ một công tắc bật/tắt nào trong Android 5.1. Nếu điện thoại hoặc máy tính bảng của bạn hỗ trợ tính năng này, nó sẽ được kích hoạt một cách tự động dựa trên các thiết lập của bạn. Chủ yếu các thiết bị về sau khi đi kèm với Android 5.1 sẽ hỗ trợ Device Protection, tuy nhiên Google đã bổ sung tính năng này cho một số thiết bị khác trước đây, bao gồm Nexus 6 và Nexus 9 thông qua bản cập nhật 5.1. Hiện tại, Motorola cũng đã tung tính năng Device Protection đến phiên bản Moto X 2014 thông qua bản cập nhật 5.1, được phát hành dựa trên giao thức Over-the-air (OTA).
Màn hình nhắc nhở khi tiến hành thiết lập Secure Lock Screen
|
Tuy nhiên, ít nhất ở thời điểm hiện tại, tính năng Device Protection sẽ không xuất hiện trên các phiên bản điện thoại mở khóa và máy tính bảng.
Khi bạn muốn bán đi một thiết bị nào đó được bảo vệ bằng Device Protection, bạn phải chắc chắn rằng mình đã gỡ bỏ thiết lập này trên thiết bị, bởi nếu không chủ sở hữu tiếp theo sẽ không thể sử dụng thiết bị đó (như đã nói, họ phải cần đến thông tin tài khoản Google liên kết thiết bị mà bạn đã khai báo trước đây)
Tiến hành vô hiệu hóa tính năng Device Protection trên thiết bị Android 5.1
|
Dù làm thế nào đi chăng nữa, hãy đảm bảo rằng chủ sở hữu mới của điện thoại có thể làm việc với thiết bị mà không cần có thông tin tài khoản Google của bạn.
Bình luận (0)