Khảo sát: Phần lớn châu Á hướng về Mỹ, quay lưng với Trung Quốc

06/06/2014 15:40 GMT+7

(TNO) Các chuyên gia nghiên cứu chính trị tại nhiều quốc gia châu Á ủng hộ việc Mỹ gia tăng ảnh hưởng tại khu vực, mặc dù dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành thế lực thống trị tại châu Á, theo kết quả một cuộc khảo sát công bố ngày 5.6.

(TNO) Các chuyên gia nghiên cứu chính trị tại nhiều quốc gia châu Á ủng hộ việc Mỹ gia tăng ảnh hưởng tại khu vực, mặc dù dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành thế lực thống trị tại châu Á, theo kết quả một cuộc khảo sát công bố ngày 5.6.


Phần lớn các chuyên gia uy tín tại châu Á ủng hộ việc Mỹ tiếp tục dẫn dắt các nước trong khu vực, mặc dù dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia mạnh nhất tại châu Á - Ảnh: AFP 

Cuộc khảo sát, tiến hành tại 11 quốc gia dành cho các chuyên gia phân tích có uy tín nhưng không trực thuộc bất kỳ chính phủ nào, cho thấy gần như toàn bộ các quốc gia châu Á, ngoại trừ Trung Quốc, ủng hộ mạnh mẽ chính sách “xoay trục” về khu vực này của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Được tiến hành bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ), cuộc khảo sát cũng cho thấy phần lớn các chuyên gia châu Á đoan chắc rằng sức mạnh của Bắc Kinh sẽ tiếp tục gia tăng, AFP cho hay.

Nhưng khi được hỏi điều gì sẽ là tốt đẹp nhất cho nước của họ, thì đa số chuyên gia tại Mỹ, cũng như tử Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, đều chọn được Mỹ tiếp tục dẫn đường, ngay cả khi sức mạnh của Washington suy giảm.

Những chuyên gia có ảnh hưởng tại Đông Nam Á và Ấn Độ thì xem trọng quan hệ quốc tế, theo kết quả cuộc khảo sát.

Nhật Bản là nơi có nhiều người ủng hộ ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á nhất.

Chỉ có 2% những chuyên gia được hỏi tại Nhật cho rằng Trung Quốc đóng một vai trò tích cực cho an ninh khu vực, trong khi có đến 83% hy vọng quan hệ kinh tế quan trọng nhất của Nhật trong một thập kỷ sẽ là với Mỹ, thậm chi ngay khi Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của đảo quốc này.

Còn tại các quốc gia Đông Nam Á, cuộc khảo sát cho thấy các chuyên gia tại đây xem trọng một sự “hiện diện bền bỉ và thầm lặng” của Mỹ, theo bà Bonnie Glaser, một chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.

Những người được hỏi đánh giá cao cam kết về tự do hàng hải của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc tại biển Đông đang leo thang, nhưng “họ thực sự không muốn xảy ra đối đầu và xích mích giữa Mỹ và Trung Quốc”, bà Glaser bình luận trong báo cáo về cuộc khảo sát.

Đặc biệt, tại Thái Lan, quốc gia vốn là đồng minh lâu năm của Mỹ, có đến 89% các chuyên gia được hỏi dự đoán rằng Trung Quốc sẽ thành quốc gia quyền lực nhất Đông Á trong 10 năm nữa và chưa đầy 10% cho biết việc tiếp tục được Mỹ dẫn dắt là lợi ích tốt nhất cho đất nước họ.

Ông Ernie Bower, một nhà nghiên cứu Đông Nam Á, phân tích rằng thái độ của các chuyên gia Thái thể hiện sự thất vọng của xứ Chùa vàng với cách Mỹ phản ứng với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á hồi năm 1997 và lệnh cấm vận ngắn hạn của Washington dành cho nước này vì vụ đảo chính của quân đội năm 2006.

Được biết, cuộc khảo sát được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 4, trước khi xảy ra vụ đảo chính do quân đội Thái tiến hành.

Hoàng Uy

>> Quan hệ Mỹ - Trung bắt đầu từ châu Á - Thái Bình Dương
>> Những căn cứ chiến lược của Mỹ ở Thái Bình Dương
>> Thế trận Mỹ hình thành tại Thái Bình Dương
>> Nhật, Úc tăng cường hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương
>> Trận địa pháo châu Á - Thái Bình Dương  

 

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.