Khát vọng chấn hưng đất nước của tiến sĩ Hoàng Trình Thanh

07/09/2018 06:49 GMT+7

Ngày 7.9, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) tổ chức tọa đàm khoa học 'Danh nhân Hoàng Trình Thanh với chính sách chấn hưng đất nước'.

Tiến sĩ Hoàng Trình Thanh (1413 - 1463) là quan đại thần thời Lê Sơ, cũng là nhà khoa bảng, nhà chính trị, nhà quân sự, nhà văn hóa có nhiều công lao. Ông tự là Trực Khanh, hiệu là Trúc Khê, người làng Huyền Khê, xã Trung Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, nay là Đa Sĩ, P.Kiến Hưng, Q.Hà Đông, Hà Nội.
Năm Nhâm Ngọ (1462), ông dâng 7 chính sách lớn lên vua Lê Thánh Tông, được nhà vua chấp nhận và được ghi lại trong sử sách như sau: Phải thuận âm - dương, trên - dưới, trong - ngoài thì trong nước mới có hòa khí; Phải trọng người hiền tài, có học thức, trọng kinh sách, noi theo tiền nhân thì nền chính học mới thịnh vượng; Phải chăm sóc bồi dưỡng các thế hệ đời sau; Phải tiết kiệm của cải tiền bạc thì mới mở mang được kinh tế; Phải thận trọng tuyển chọn quan chức mới chăm lo được chúng dân chứ không phải cai trị dân; Phải thường xuyên huấn luyện quân sự thì nền võ bị mới mạnh; Phải lập đồn điền để kết hợp kinh tế với quốc phòng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.