Yếu tố thời tiết chỉ chiếm khoảng 2% và yếu tố kỹ thuật chiếm chưa tới 10%. Việc các hãng hàng không phát triển văn hóa an toàn tốt sẽ giảm thiểu được các nguy cơ xảy ra sự cố máy bay đến mức chấp nhận được.
Sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến thảm họa
Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam (HKVN), năm 2016 ngành hàng không đã không để xảy ra sự cố nghiêm trọng uy hiếp an toàn hàng không. Chỉ số uy hiếp an toàn trên 10.000 chuyến bay đã giảm từ mức 0,429 năm 2015 xuống còn 0,329 năm 2017. Tuy nhiên chỉ trong 4 tháng đầu năm 2018 đã xảy ra các sự cố nhóm B và nhóm C.
Sự cố hàng không tăng hay giảm thì nguyên nhân chính vẫn là do yếu tố chủ quan của con người. Các lỗi vi phạm này liên quan đến tất cả các mắt xích, từ người điều khiển, vận hành, khai thác phương tiện khu bay vận hành thiết bị không đúng quy định, quy trình đến người lái máy bay không thực hiện theo huấn lệnh do kiểm soát viên không lưu cung cấp dẫn đến các tình huống xâm nhập khu bay, đường lăn, đường cất hạ cánh. Bên cạnh đó còn có nhiều sự cố do lỗi của hành khách không tuân thủ quy định an toàn bay như hút thuốc lá trên máy bay, sử dụng thiết bị an toàn trái với quy định…
TS.Nguyễn Thu Hà, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế dẫn lại một nghiên cứu quốc tế cho thấy tai nạn, sự cố máy bay có ba nhóm nguyên nhân từ yếu tố con người. Nhóm thứ nhất gây ra khoảng gần 50% các vụ tai nạn, bao gồm các yếu tố xã hội, đặc thù của phi công và giám sát đào tạo lại trong ngành hàng không. Nhóm thứ hai bao gồm các thiết bị, gây ra 25% các vụ tai nạn máy bay. Nhóm thứ ba bao gồm các yếu tố tâm lý và y tế. Vấn đề y tế ở đây không chỉ là sức khỏe của phi công mà còn là giảm khả năng dự trữ chức năng trong các hoạt động. Nhóm này cũng gây ra khoảng 25% các vụ tai nạn.
|
Từ năm 2016, Cục HKVN đã thành lập Hội đồng Kiểm soát rủi ro an toàn hàng không (ASRMC) nhằm nỗ lực kéo giảm sự cố hàng không, đảm bảo tuyệt đối an toàn hàng không, tiếp tục duy trì thành quả 20 năm đảm bảo khai thác an toàn tuyệt đối.
An toàn được coi là giá trị cốt lõi để phát triển bền vững của tổ chức hàng không. Lịch sử phát triển hàng không thế giới cho thấy việc các hãng hàng không phát triển văn hóa an toàn tốt sẽ giảm thiểu được các nguy cơ xảy ra sự cố máy bay đến mức chấp nhận được. Văn hóa an toàn là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý an toàn, góp phần hỗ trợ giảm thiểu các sự cố, tai nạn không chỉ các sự cố liên quan đến yếu tố con người mà cả các sự cố do kỹ thuật, môi trường, hệ thống... do tính hiệu quả của hệ thống báo cáo và chính sách không trừng phạt, văn hóa thông tin, thích ứng, học hỏi và báo cáo.
Với định hướng an toàn là số 1, là sự sống còn của doanh nghiệp, Tổng công ty hàng không tại Việt Nam (Vietnam Airlines) đã đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển văn hóa an toàn, coi văn hoá an toàn hàng không trở thành một ý thức tự giác, lương tâm, trách nhiệm của tất cả cán bộ, nhân viên. Trong thực tế, xây dựng và phát triển văn hóa an toàn đã có tác động tích cực làm thay đổi nhận thức và trách nhiệm của con người về an toàn để từ đó cả lãnh đạo tổng công ty, người lao động và khách hàng cùng hướng tới một mục đích chung của tổ chức là “đảm bảo an toàn”, giúp doanh nghiệp tồn tại phát triển bền vững. Các vụ việc về an toàn trong tất cả các lĩnh vực đã được kiểm soát bằng những con số và giảm theo từng năm. Thông tin từ Khối khai thác dịch vụ của Vietnam Airlines cho biết trong năm 2017 đã điều hành 130.533 chuyến bay với 316.204 giờ bay, 239 chuyến bay chuyên cơ an toàn tuyệt đối; chỉ số đúng giờ đạt trên 92%; hoàn thành vượt mức các mục tiêu và hiệu quả. Chỉ số an toàn đặc biệt tăng cao vào năm 2016 khi chỉ có 10,68 sự cố/10.000 chuyến bay.
Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn An toàn hàng không (GHS), giai đoạn 2013-2015, Vietnam Airlines đạt 3,8/5 điểm về VHAT, tức là gần đạt mức văn hóa an toàn chủ động (proacitve).
Bình luận (0)