Nhiều ý kiến cho rằng có mối liên hệ giữa cái chết tức tưởi của người đàn ông xấu số ấy ở bên dòng Thạch Hãn với… nạn khai thác cát sỏi “chui”. Bởi vấn nạn đau đớn đó đã kéo dài dai dẳng hàng chục năm qua, chưa bao giờ dứt trên dòng sông này, đoạn qua xã Hải Lệ.
Run rẩy kể lại khoảnh khắc sập nhà bên dòng sông Thạch Hãn |
Hình ảnh của những chiếc đò hút cát lậu quần thảo ở những khoảng sông, nhất là từ khuya về sáng gắn liền với những ánh mắt bất lực của người dân đôi bờ. Báo chí cũng đã lên tiếng với hàng trăm bài báo, phóng sự của nhiều cơ quan truyền thông phản ánh chuyện dòng Thạch Hãn đang bị “bức tử”, nhưng sau dăm ba bữa tạm lắng thì tiếng nổ đò máy hút cát chui vẫn gầm vang dọc sông về đêm.
Vụ sạt lở ở bờ sông Thạch Hãn gây ra hậu quả bi thảm, còn vì một lý do khác cộng hưởng. Đó là cả 3 hộ dân bị sập nhà đều thuộc diện di dời vào khu tái định cư mà chính quyền đã chuẩn bị, nhưng họ còn nấn ná, dù đã được nhiều lần vận động. Lý do rất đơn giản, mức hỗ trợ di dời người dân đến nơi tái định cư mới chỉ vỏn vẹn… 20 triệu đồng/hộ.
Lực lượng chức năng tìm kiếm nạn nhân trong vụ sạt lở bờ sông gây chết người ở Như Lệ đêm 16.10 |
THANH LỘC |
Ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, khi đến thị sát hiện trường, thăm hỏi thân nhân vụ sập nhà ở Hải Lệ sáng 17.10, cũng thừa nhận mức hỗ trợ là quá thấp khiến người dân chần chừ.
Có thể sau sự việc kinh hoàng, những hộ xung quanh khu vực sạt lở ở thôn Như Lệ sẽ tức tốc di dời lên khu tái định cư mới (kể cả chỉ được hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ), nhưng nếu dòng sông vẫn tiếp tục bị “bức tử”, nếu như nạn khai thác cát chui vẫn không bị ngăn chặn thì những cuộc “trả thù” đau đớn thế này cũng sẽ không dừng lại, mà thậm chí càng về sau hậu quả càng lớn hơn…
Bình luận (0)