Khỉ 'làm nhiệm vụ quốc gia'

08/02/2016 09:00 GMT+7

Đảo Rều, giữa vịnh Bái Tử Long (thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh) là nơi sinh sống của hơn 1.000 con khỉ vàng Macaca Mullata. Từ năm 1960 đến nay đã có hàng nghìn con khỉ "hy sinh" để cứu người.

Đảo Rều, giữa vịnh Bái Tử Long (thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh) là nơi sinh sống của hơn 1.000 con khỉ vàng Macaca Mullata. Từ năm 1960 đến nay đã có hàng nghìn con khỉ "hy sinh" để cứu người.

“Khỉ vàng Macaca Mullata là giống khỉ sạch, không mang mầm bệnh, người ta sẽ giết khỉ, lấy các tế bào cần thiết để sản xuất ra các loại vắc xin, như vắc xin chống bại liệt, tiêu chảy. Mỗi một con khỉ khi chết có thể sản xuất hơn 1 triệu liều vắc xin, tương ứng với việc bảo vệ hơn 1 triệu trẻ em khỏi các bệnh nguy hiểm”, bác sĩ Vũ Công Long giải thích lý do giống khỉ vàng này được chọn để phục vụ Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế).
Bác sĩ Long ra đảo Rều từ những năm 1980, khi hòn đảo này còn hoang sơ giữa vịnh Bái Tử Long với cả ngàn con khỉ đang ngày đêm đòi ăn, nghịch ngợm, có khi còn dỡ cả mái ngói nhà dân để phá phách đồ đạc. Đảm nhiệm công việc của bác sĩ thú y, Phó đảo rồi Trưởng đảo, bác sĩ Vũ Công Long hiểu hết tâm tính của những con khỉ có khả năng kỳ diệu này.
Khỉ biết phân biệt nam - nữ, già - trẻ, xấu - đẹp
“Nhiều đoàn công tác ra đảo, đàn ông thì không sao nhưng nếu có những cô gái trẻ đẹp, thế nào khỉ cũng sà xuống trêu ghẹo. Mà phải các cô gái trẻ đẹp, có khi nó còn vỗ mông. Các bác lớn tuổi thì thôi, khỉ đứng từ ngọn cây nhìn xuống”, bác sĩ Long cười hài hước.
noi-hang-nghin-con-khi-cuu-nguoi-vinh-Bai-Tu-LongBác sĩ Vũ Công Long, "chúa đảo" khỉ - Ảnh: Thúy Hằngnoi-hang-nghin-con-khi-cuu-nguoi-vinh-Bai-Tu-Long
noi-hang-nghin-con-khi-cuu-nguoi-vinh-Bai-Tu-LongNhững con khỉ được nuôi theo phương thức bán tự nhiên trên đảo Rều - Ảnh: Thúy Hằng
Bây giờ, hàng chục nóc nhà trên đảo khỉ đều là mái bằng, sở dĩ thế là vì nếu để mái ngói, khỉ sẽ rủ nhau đến dỡ ngói và cướp sạch đồ ăn trong nhà, đồng thời “ăn cắp” hết quần áo, túi xách, giấy tờ, tha lên ngọn cây trong rừng.
“Tôi đã bị mấy vố khỉ dỡ mái ngói, tha mất các giấy tờ công văn quan trọng. Đến khi mưa, nhà dột mới tá hỏa”, bác sĩ Long kể về những "đứa con" nghịch ngợm của mình.
Những con khỉ trên đảo Rều được chăm sóc trong một môi trường bán tự nhiên, có kỷ luật. Hàng ngày, khỉ được ăn cơm vào một giờ quy định.
Chuyện ăn uống của những con khỉ là cả một câu chuyện dài. Cơm cho khỉ phải được nấu từ gạo lứt, đỗ đen, lạc nhân (đậu phộng), sạch sẽ. Cứ 9 giờ, "chúa đảo" sẽ lên ăn thử cơm cho khỉ xem đã chín và ngon chưa rồi gõ 3 hồi kẻng. Khỉ đang đi đâu chơi xa đến mấy cũng sẽ chạy ùa về để ăn.
noi-hang-nghin-con-khi-cuu-nguoi-vinh-Bai-Tu-LongBác sĩ Vũ Công Long kiểm tra thức ăn của các con khỉ trên đảo Rều - Ảnh: Thúy Hằngnoi-hang-nghin-con-khi-cuu-nguoi-vinh-Bai-Tu-LongNhững con khỉ nghịch ngợm vít thúng thức ăn của nhân viên trên đảonoi-hang-nghin-con-khi-cuu-nguoi-vinh-Bai-Tu-LongBác sĩ Long gõ kẻng để gọi khỉ về ăn cơm
noi-hang-nghin-con-khi-cuu-nguoi-vinh-Bai-Tu-Long
noi-hang-nghin-con-khi-cuu-nguoi-vinh-Bai-Tu-LongNhững con khỉ vàng trên đảo tinh nghịch, chúng biết phân biệt trai gái, già trẻ - Ảnh: Thúy Hằng
Trong một tuần, những con khỉ vàng sẽ được ăn thêm các bữa trái cây, đặt mua tại vùng nông thôn do người nông dân trực tiếp trồng, thu hoạch. “Chúng tôi có thể ăn hoa quả Trung Quốc còn khỉ thì không thể. Chúng phải làm nhiệm vụ quốc gia nữa”, bác sĩ Vũ Công Long nói.
Chúng tôi tới thăm khu vực ăn uống của khỉ, đó là những mái nhà kiên cố, được lát sàn bằng gạch men bóng loáng. Khỉ vàng chia thành các đàn khác nhau, mỗi đàn cử ra một con đực, to khỏe, oai vệ nhất để làm con đầu đàn. Con đầu đàn càng hùng mạnh, đàn khỉ đó càng đông “lính”. Những đàn khỉ mạnh nhất trên đảo Rều đã ăn no chán chê, các đàn nhỏ khác mới được mon men lại ăn.
“Khỉ có thể đánh nhau giành thực phẩm, giành con cái rồi trêu ghẹo nhau huyên náo suốt ngày. Những ngày hè, chúng rủ nhau leo tít lên một ngọn cây cổ thụ rồi nhảy tùm tùm xuống tắm. Nếu thuyền bè bơi gần đảo dễ bắt mất khỉ như chơi. Đó là lý do vì sao chúng tôi phải ngăn tàu bè đậu cách xa đảo Rều 1.000 m, người lạ không nhiệm vụ miễn lên đảo, đây cũng là cách hạn chế dịch bệnh ảnh hưởng từ bên ngoài lên đảo khỉ”, bác sĩ Long giải thích.
Đài tưởng niệm các "chiến sĩ" khỉ
Đã gần 40 năm làm nhiệm vụ ngoài đảo khỉ, nhưng "chúa đảo" Vũ Công Long vẫn chưa thể làm quen với việc nhìn các con khỉ bị giết - hiến thân cho công tác sản xuất vắc xin.
noi-hang-nghin-con-khi-cuu-nguoi-vinh-Bai-Tu-Long"Chúa đảo" khỉ dẫn khách thăm quan vòng quanh đảo - Ảnh: Thúy Hằngnoi-hang-nghin-con-khi-cuu-nguoi-vinh-Bai-Tu-LongĐài tưởng niệm các "chiến sĩ" khỉ - Ảnh: Thúy Hằng
“Lần đầu tiên tôi đứng trước một con khỉ chuẩn bị phải hiến thân, đôi mắt nó như cầu cứu, van xin, các con khỉ khác thấy đồng loại của mình sắp bị giết thì lấy tay che mặt, chúng quay đầu đi, sợ hãi. Tôi không thể nào quên được lúc đấy. Từ đó về sau, tôi không lần nào dám nhìn lũ khỉ khóc thương như thế nữa”, bác sĩ Long bộc bạch.
Mỗi năm, có từ 120 - 150 con khỉ trên đảo "hy sinh", từ năm thành lập đảo khỉ đến nay đã có hàng nghìn con khỉ hiến thân cho sự nghiệp y học. Để tưởng niệm các chú khỉ, cán bộ nhân viên đảo Rều mới xây dựng một đài tưởng niệm trên đảo và hẹn nhau, cứ mỗi dịp rằm tháng 7 lại đến, lặng lẽ cúi đầu, tri ân những "chiến sĩ" đã hy sinh cho sự nghiệp cứu người.
Đảo Rều thuộc địa giới hành chính phường Cẩm Đông, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh, thuộc sự quản lý của Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế - Bộ Y tế (POLYVAC). Đảo gồm đảo Rều đất rộng 22 ha (nơi nuôi dưỡng khỉ), đảo Rều đá 17 ha (nơi thực nghiệm vắc xin trên khỉ).
Đảo Rều được ra quyết định thành lập năm 1960. Trước đó, nhận thấy tầm quan trọng của việc chủ động sản xuất nguồn vắc xin, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã cử GS Hoàng Thủy Nguyên sang Liên Xô học cách làm vắc xin từ tế bào khỉ vàng. Đảo Rều là nơi nuôi khỉ vàng cho công cuộc sản xuất vắc xin từ đó đến nay.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.