Khi người ta trẻ: Đừng nóng vội

12/12/2015 05:13 GMT+7

Ra trường được vài năm, đã làm việc cho vài công ty nhưng Hòa vẫn không hài lòng.

Ra trường được vài năm, đã làm việc cho vài công ty nhưng Hòa vẫn không hài lòng. 

Phần cho rằng bị sếp xử ép, lương thấp, công việc nhàm chán, phần nghĩ mình tốt nghiệp loại giỏi nhưng toàn được phân công làm "lính", với tấm bằng quản trị kinh doanh, ít ra phải nắm trong tay một chức vụ nào đó. Nghĩ là làm, Hòa xin nghỉ, lập công ty riêng.
Khi người ta trẻ: Đừng nóng vộiMinh họa: Văn Nguyễn
Được gia đình hỗ trợ, Hòa lập công ty với gần chục nhân viên. Nỗi tự ái ngày nào được xoa dịu, Hòa tự mãn mình còn trẻ nhưng đã làm chủ trong khi "lính" có người còn lớn tuổi hơn Hòa.
Tuy nhiên, con đường dẫn đến thành công không hề ngắn, cũng chẳng bằng phẳng để những ai có tâm lý nóng vội gặt hái thành quả có thể đạt được bằng những lối đi tắt. Chuyện cậu em họ tên Hòa của tôi cũng không ngoại lệ. Chưa đủ kinh nghiệm trong công việc, bản lĩnh trong cách quản lý con người cũng như chưa đủ trải nghiệm trong ứng xử, Hòa thất bại không lâu sau khi "làm chủ". Việc kinh doanh chưa đâu vào đâu nhưng mỗi tháng phải trả lương cho một dàn nhân viên khiến số vốn ít ỏi của Hòa tan như bọt biển.
Đã vậy, các nhân viên lớn tuổi hơn có nhiều kinh nghiệm nên tỏ ra không phục "ông chủ". Chưa hết, Hòa còn phải đối mặt với hàng loạt nhân viên xin nghỉ sau khi yêu sách đòi tăng lương bất thành, trong khi tuyển người mới được việc với mức lương trong khả năng của Hòa là điều không thể!
Lúc này, bố mẹ Hòa mới thú nhận: ông bà muốn Hòa rút ra bài học từ kinh nghiệm quý giá này: nóng vội, háo thắng khó có thể dẫn đến thành công, nhất là khi bản thân chưa được trang bị đầy đủ về kỹ năng, kiến thức và cả trải nghiệm, vốn sống nữa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.