Trung Quốc gia tăng các quy định kiểm soát gồm nâng cao tỷ lệ lấy mẫu giám sát thực phẩm nhập khẩu tương ứng; nộp báo cáo kiểm nghiệm theo lô hoặc tăng cường đình chỉ, tạm dừng hoặc cấm đối với doanh nghiệp nếu vi phạm an toàn thực phẩm hoặc cả đối với hoạt động đánh giá rủi ro thực hiện bởi các cơ quan nhà nước. Theo Lệnh 248, Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài phải đăng ký khi xuất khẩu 18 nhóm thực phẩm vào thị trường Trung Quốc, trong đó có sản phẩm thủy sản.
Hệ thống đăng ký của Trung Quốc khác biệt, phức tạp |
Nguyên Nga |
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) thông tin, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp thủy sản cũng gặp phải những vướng mắc khi đăng ký mã số hàng hóa sang Trung Quốc khiến cho hoạt động giao thương hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Các nhà nhập khẩu Trung Quốc đổ lỗi cho các nhà xuất khẩu Việt Nam chậm trễ để ảnh hưởng tới tiến độ giao hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp làm đi làm lại nhiều lần nhưng ngôn ngữ, hệ thống đăng ký của Trung Quốc khác biệt, phức tạp.
Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cho biết thường xuyên liên hệ, trao đổi với cơ quan hải quan sở tại để tìm hiểu các quy định liên quan và đề nghị phía Trung Quốc có văn bản hướng dẫn nhằm kịp thời cung cấp cho các bộ chức năng quản lý lĩnh vực nông sản, thực phẩm trong nước thông tin, hướng dẫn tới các địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp. Tính đến giữa tháng 3 đã có 1.853 doanh nghiệp được hải quan Trung Quốc cấp mã, đảm bảo xuất khẩu nông sản, thực phẩm của doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc.
Bình luận (0)