44 ca tiếp xúc cần theo dõi, trong đó 15 ca đã kết thúc theo dõi; 18 ca đang được cách ly tập trung và 11 ca đang cách ly tại nhà.
Tổng số người nhập cảnh được giám sát là 2.700 người; trong đó 446 người đã kết thúc thời gian cách ly, số còn đang cách ly là 2.254 người (2.227 người cách ly tại nhà và 27 người cách ly tập trung).
Cũng trong ngày 13.2, Chủ tịch UBND TP đã ban hành quyết định về thành lập BV dã chiến phòng, chống bệnh dịch Covid-19 tại ấp Bàu Đưng, xã Nhuận Đức, H.Củ Chi. BV này trực thuộc Sở Y tế và sẽ tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Hiện BV đã tiếp nhận 5 ca cách ly.
Cũng liên quan đến việc cách ly, ngày 13.2, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết đã chuẩn bị bố trí các lực lượng để tiếp nhận 10 thuyền viên Việt Nam trên tàu Pacefic Horse từ Hồng Kông nhập cảnh cảng Hòn La.
Báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết tàu Pacefic Horse (quốc tịch Panama) có 18 thuyền viên người Việt Nam. Ngày 28.1, tàu xếp hàng thép tại cảng Mizushima (Nhật Bản); 9.2 tàu đến cảng Hồng Kông để dỡ hàng và tiếp tục hành trình đến cảng Hòn La để xếp hàng quặng đồng trong thời gian dự kiến từ 18 giờ 13.2 đến 15.2. Khi cập cảng Hòn La, chủ tàu có kế hoạch thay đổi 10 thuyền viên do thời gian làm việc trên tàu đã quá quy định. UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các cơ quan chức năng sẵn sàng bố trí lực lượng, phương tiện, phối hợp chặt chẽ với bộ đội biên phòng tỉnh và các cơ quan khác tiếp nhận, đưa 10 thuyền viên trên đến các khu cách ly theo kế hoạch của UBND tỉnh...
Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành, có 33.775 lao động (LĐ) Trung Quốc làm việc tại các địa phương, trong đó có 26.388 người đã về nước ăn Tết Nguyên đán 2020. Đến nay, có 15.018 người Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam, trong đó hơn 7.300 người ở lại Việt Nam dịp tết, hơn 7.600 người trở lại sau tết. Báo cáo nhanh của 41 địa phương cho biết, có 5.112 người Trung Quốc đang được cách ly, theo dõi.
Trong đó, có 248 trường hợp đã vào Việt Nam 14 ngày; 1.085 trường hợp vào Việt Nam từ 10 - 14 ngày và 3.779 trường hợp vào Việt Nam dưới 10 ngày. Người Trung Quốc cách ly chủ yếu tại ký túc xá doanh nghiệp (DN), khách sạn, một số nghi nhiễm nCoV được cách ly tại các cơ sở y tế.
Bộ LĐ-TB-XH nhìn nhận các địa phương đang gặp khó khăn trong việc xác định người LĐ nước ngoài đến từ các vùng có dịch để không cấp giấy phép LĐ mới cho LĐ trong thời gian này.
Bộ cũng đang nghiên cứu các văn bản để quản lý và sử dụng LĐ nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là LĐ Trung Quốc; đồng thời đề nghị các địa phương rà soát số LĐ Trung Quốc trên địa bàn; khuyến cáo người Trung Quốc về nghỉ tết chưa nên trở lại Việt Nam làm việc hoặc trở lại thì phải cách ly theo quy định; tạm dừng cấp giấy phép LĐ mới cho LĐ nước ngoài đến từ các vùng có dịch trong thời gian Việt Nam công bố dịch bệnh.
Hơn 1.000 lao động mất việcTheo Bộ LĐ-TB-XH, đến ngày 12.2, trong hơn 180.000 DN của 30 địa phương, đã có 322 DN tạm dừng hoạt động (0,18%), 553 DN giảm quy mô, hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh (0,3%).
Trong 5.060 hợp tác xã, có 25 hợp tác xã tạm dừng hoạt động (0,5%) và 5 hợp tác xã giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh (0,09%).
Báo cáo nhanh của 22/63 tỉnh, TP cho biết, gần 9.000 người LĐ bị ảnh hưởng, trong đó hơn 3.200 LĐ trong lĩnh vực nông, lâm và thủy sản, hơn 2.200 LĐ thuộc lĩnh vực cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải; lĩnh vực vận tải, kho bãi có trên 1.100 người...
Số LĐ bị mất việc là 1.027 người; chủ yếu rơi vào ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống (365 người, chiếm 35,5%) và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (106 người, chiếm 10,3%). Số mất việc làm còn lại rải rác ở một số ngành khác.
Thu Hằng
|
Bình luận (0)