(TNO) Ủy ban Kiểm tra muốn phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm, tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, đảng viên hay tổ chức Đảng cần phải dựa vào tai mắt của nhân dân, có cơ chế hữu hiệu tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của người dân về vấn đề này.
Ông Vũ Quốc Hùng - Ảnh: Nguyệt Minh
|
*Thưa ông, bế mạc Hội nghị T.Ư 10 vừa qua, Ban chấp hành T.Ư quyết định bổ sung 8 ủy viên vào Ủy ban Kiểm tra T.Ư, liệu có phải là để siết chặt kỷ luật trong Đảng trong bối cảnh tham nhũng, tiêu cực được nhận định vẫn nghiêm trọng?
Vấn đề nhức nhối, bức xúc nhất trong dân hiện nay là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức có quyền, gây mất niềm tin của nhân dân đối với chế độ, với Đảng. Ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng và việc siết chặt kỷ luật trong Đảng là cần thiết.
Để làm được điều đó, chỉ có 2 cách: một là giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên thông qua những hành động cụ thể, thiết thực, thông qua việc làm gương của những người đứng đầu. Hai là phải bằng đề cao pháp chế, siết chặt kỷ luật trong Đảng. Với việc bổ sung nhân lực cho Ủy ban Kiểm tra T.Ư lần này, tôi nghĩ rằng Ban chấp hành T.Ư cũng đòi hỏi cao hơn trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của Ủy ban Kiểm tra T.Ư nói riêng, Ủy ban Kiểm tra các cấp nói chung.
* Từng làm công tác kiểm tra trong Đảng, ông nhìn nhận đâu là trở ngại lớn nhất đối với những người làm công tác kiểm tra hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh lợi ích nhóm đan xen và các hình thức tham nhũng ngày càng tinh vi?
Khó khăn lớn nhất đối với người làm công tác kiểm tra là phải vượt qua chính mình. Bởi khi phát hiện có vấn đề bất thường ở một tổ chức hay một cá nhân đảng viên, cán bộ nào đó, người làm công tác kiểm tra phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Khó khăn thứ nhất là phải vượt qua được tâm lý nể nang, bị mua chuộc, lôi kéo. Khó khăn thứ hai là phải không sợ nguy cơ bị trả thù, nhẹ thì ảnh hưởng đến chức quyền, nặng hơn thì có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp, tính mạng.
Trước đây, khi công tác ở Ủy ban Kiểm tra T.Ư, không ít lần, khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đối với tổ chức và cá nhân, tôi đã bị vu cáo ngược lại, với dụng ý vô hiệu hóa cuộc kiểm tra. Mỗi lần như vậy, Ủy ban kiểm tra T.Ư tiến hành xác minh làm rõ và trả lại sự trong sạch cho tôi.
Cho nên, muốn làm tốt nhiệm vụ, chức trách của mình, người làm công tác kiểm tra phải tích cực học hỏi để thuần thục về nghiệp vụ chuyên môn và phải thực sự liêm chính, trong sạch, vì nếu không liêm chính, trong sạch thì khi đi kiểm tra, phát hiện vi phạm, muốn kiến nghị xử lý cũng sẽ rất khó khăn, vì sợ bị “phản đòn”.
* Thưa ông, Ủy ban Kiểm tra không chỉ vào cuộc để xác minh, xử lý vi phạm mà quan trọng hơn là phải kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai phạm xảy ra. Nhưng làm cách nào để thực hiện được nhiệm vụ khó khăn này trong khi nhân lực của cơ quan này có giới hạn?
Đúng vậy, trong chỉnh đốn Đảng phải thực hiện tốt mối quan hệ giữa xây và chống. Trong đó lấy phòng ngừa, lấy xây là chính. Muốn thế, công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành một cách thường xuyên, toàn diện, công khai, dân chủ, thận trọng và chặt chẽ. Làm tốt việc này sẽ giảm thiểu được sai phạm từ khi manh nha, tránh được mất cán bộ, mất tiền của. Trong quá trình hoạt động của Ủy ban Kiểm tra các cấp, cũng đã có nhiều trường hợp, sự vào cuộc kịp thời của cơ quan kiểm tra đã giúp cán bộ tránh được vi phạm, tránh được nguy cơ rơi vào vòng lao lý.
Ý nghĩa nhân văn của công tác kiểm tra, giám sát vì thế cần được nhấn mạnh để các đối tượng được kiểm tra đừng ngần ngại, đừng sợ mỗi khi có cuộc kiểm tra.
Để làm được những yêu cầu trên, tôi xin nhấn mạnh công tác kiểm tra, giám sát cần phải dựa vào dân. Ủy ban Kiểm tra các cấp phải là những địa chỉ tin cậy để đảng viên và nhân dân gửi gắm niềm tin và kịp thời phản ánh tình hình. Trong đó, cần phát huy mạnh mẽ vai trò của báo chí cách mạng.
Bây giờ, cơ quan phòng chống tham nhũng của chúng ta ở một số tỉnh đang áp dụng cơ chế mua tin tố giác tham nhũng, vậy tại sao Ủy ban Kiểm tra T.Ư và Ủy ban kiểm tra các cấp không thiết lập một đường dây nóng, có địa chỉ cụ thể tiếp nhận các đơn thư tố giác của nhân dân và đảng viên về các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, vi phạm về đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên có chức có quyền. Tôi cho rằng, nếu làm được như vậy, người dân sẽ không ngần ngại tố giác, không ngần ngại là tai mắt của Đảng trong việc đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực.
Khó khăn lớn nhất đối với người làm công tác kiểm tra là phải vượt qua chính mình. Bởi khi phát hiện có vấn đề bất thường ở một tổ chức hay một cá nhân đảng viên, cán bộ nào đó, người làm công tác kiểm tra phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Khó khăn thứ nhất là phải vượt qua được tâm lý nể nang, bị mua chuộc, lôi kéo. Khó khăn thứ hai là phải không sợ nguy cơ bị trả thù, nhẹ thì ảnh hưởng đến chức quyền, nặng hơn thì có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp, tính mạng.
Trước đây, khi công tác ở Ủy ban Kiểm tra T.Ư, không ít lần, khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đối với tổ chức và cá nhân, tôi đã bị vu cáo ngược lại, với dụng ý vô hiệu hóa cuộc kiểm tra. Mỗi lần như vậy, Ủy ban kiểm tra T.Ư tiến hành xác minh làm rõ và trả lại sự trong sạch cho tôi.
Cho nên, muốn làm tốt nhiệm vụ, chức trách của mình, người làm công tác kiểm tra phải tích cực học hỏi để thuần thục về nghiệp vụ chuyên môn và phải thực sự liêm chính, trong sạch, vì nếu không liêm chính, trong sạch thì khi đi kiểm tra, phát hiện vi phạm, muốn kiến nghị xử lý cũng sẽ rất khó khăn, vì sợ bị “phản đòn”.
* Thưa ông, Ủy ban Kiểm tra không chỉ vào cuộc để xác minh, xử lý vi phạm mà quan trọng hơn là phải kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai phạm xảy ra. Nhưng làm cách nào để thực hiện được nhiệm vụ khó khăn này trong khi nhân lực của cơ quan này có giới hạn?
Đúng vậy, trong chỉnh đốn Đảng phải thực hiện tốt mối quan hệ giữa xây và chống. Trong đó lấy phòng ngừa, lấy xây là chính. Muốn thế, công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành một cách thường xuyên, toàn diện, công khai, dân chủ, thận trọng và chặt chẽ. Làm tốt việc này sẽ giảm thiểu được sai phạm từ khi manh nha, tránh được mất cán bộ, mất tiền của. Trong quá trình hoạt động của Ủy ban Kiểm tra các cấp, cũng đã có nhiều trường hợp, sự vào cuộc kịp thời của cơ quan kiểm tra đã giúp cán bộ tránh được vi phạm, tránh được nguy cơ rơi vào vòng lao lý.
Ý nghĩa nhân văn của công tác kiểm tra, giám sát vì thế cần được nhấn mạnh để các đối tượng được kiểm tra đừng ngần ngại, đừng sợ mỗi khi có cuộc kiểm tra.
Để làm được những yêu cầu trên, tôi xin nhấn mạnh công tác kiểm tra, giám sát cần phải dựa vào dân. Ủy ban Kiểm tra các cấp phải là những địa chỉ tin cậy để đảng viên và nhân dân gửi gắm niềm tin và kịp thời phản ánh tình hình. Trong đó, cần phát huy mạnh mẽ vai trò của báo chí cách mạng.
Bây giờ, cơ quan phòng chống tham nhũng của chúng ta ở một số tỉnh đang áp dụng cơ chế mua tin tố giác tham nhũng, vậy tại sao Ủy ban Kiểm tra T.Ư và Ủy ban kiểm tra các cấp không thiết lập một đường dây nóng, có địa chỉ cụ thể tiếp nhận các đơn thư tố giác của nhân dân và đảng viên về các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, vi phạm về đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên có chức có quyền. Tôi cho rằng, nếu làm được như vậy, người dân sẽ không ngần ngại tố giác, không ngần ngại là tai mắt của Đảng trong việc đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực.
Bình luận (0)