Một hệ thống HIMARS của Mỹ |
reuters |
Chiến sự kéo dài nhiều tháng ở Ukraine đang làm vơi đi kho vũ khí không chỉ ở Nga mà còn ở Mỹ, nơi ngành công nghiệp quốc phòng đang phải vật lộn để đáp ứng cam kết với Kyiv mà không làm ảnh hưởng đến năng lực của Washington trong việc ngăn chặn các cuộc xung đột mới, theo Nikkei Asia.
"Chúng tôi đã nỗ lực hô hào các cơ sở công nghiệp của mình tăng cường sản xuất trang thiết bị giúp Ukraine phòng thủ, trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu an ninh của chính chúng tôi", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói với các phóng viên hôm 12.10 tại Bruxelles, Bỉ.
Mỹ và các nước châu Âu cung cấp vũ khí cho Ukraine đang thương thảo với các công ty sản xuất vũ khí về việc gia tăng sản lượng. Phát biểu của ông Austin phản ánh mối lo ngại rằng nếu sản lượng không tăng, kho vũ khí của chính các nước này có thể bắt đầu cạn kiệt.
Lý do Nga khó đối phó hệ thống HIMARS của Ukraine |
Từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ cuối tháng 2, Mỹ đã viện trợ an ninh cho Ukraine với tổng giá trị cam kết lên đến 17,6 tỉ USD. Con số này bao gồm số vũ khí Mỹ sẽ giao trong vài năm tới - một tín hiệu vừa cho thấy cam kết lâu dài của Washington đối với Kyiv, vừa phản ảnh những hạn chế về hậu cần của chính Washington.
"Một số loại vũ khí trong kho của Mỹ sắp chạm mức tối thiểu cần thiết cho các kế hoạch chiến tranh và huấn luyện", ông Mark Cancian, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, trụ sở tại Washington DC), cho biết, đưa ra cảnh báo về khả năng ứng phó của Mỹ nếu một cuộc xung đột khác nổ ra.
Đơn cử, Mỹ đã gửi một phần ba số tên lửa chống tăng Javelin của mình cho Ukraine. Việc hoàn nguyên số lượng tên lửa này, loại vũ khí đã giúp ngăn chặn lực lượng Nga chiếm Kyiv trong những ngày đầu của cuộc chiến, dự kiến sẽ mất nhiều năm.
Về các hệ thống lựu pháo, "Mỹ đã cung cấp hơn một triệu rưỡi đơn vị lựu pháo cho Ukraine, và con số này có lẽ sắp chạm tới giới hạn Mỹ sẵn sàng cung cấp mà không gây nguy hiểm cho khả năng chiến đấu của chính mình", chuyên gia Cancian nói.
Nước này cũng đang bắt đầu thiếu hụt Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS). Với tầm bắn khoảng 80 km, HIMARS đã hỗ trợ lực lượng Ukraine trong các cuộc giao tranh ác liệt ở phía nam và phía đông đất nước. Mặc dù chính phủ Mỹ đã hứa sẽ gửi khoảng 40 đơn vị HIMARS đến Ukraine, nhưng cho đến nay mới chỉ có một nửa đến được đó. Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết phần còn lại có thể sẽ không được giao trong một vài năm tới.
Cả Javelin và HIMARS đều do công ty quốc phòng hàng đầu của Mỹ Lockheed Martin sản xuất. Giám đốc điều hành James Taiclet ngày 18.10 cho biết công ty sẽ tăng sản lượng HIMARS lên 96 đơn vị/năm, so với mức 60 đơn vị như hiện tại. Song việc này có thể mất nhiều năm.
Việc phương Tây tăng viện trợ vũ khí đến Ukraine là điều ‘khó xảy ra’ |
"Việc phối hợp với các đồng minh và đối tác trong mọi giai đoạn của quá trình hoạch định quốc phòng là rất quan trọng để hợp tác trở nên có ý nghĩa", theo Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Mỹ do chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố ngày 12.10. Dựa trên cách tiếp cận này, Mỹ đang xem xét hợp tác với Đài Loan để sản xuất vũ khí do Mỹ thiết kế, cùng nhau tăng cường năng lực sản xuất trước nguy cơ xung đột có thể xảy ra ở eo biển Đài Loan.
Nguồn cung vũ khí của Mỹ đã co lại sau Chiến tranh Lạnh, chủ yếu là do cắt giảm ngân sách quốc phòng. Chi tiêu quân sự chiếm hơn 9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào những năm 1960, trong thời kỳ đỉnh cao của cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô, trước khi giảm xuống còn khoảng 5% vào năm 1990 và 3% vào năm 2020.
Thị trường thay đổi khiến các công ty sản xuất vũ khí phải tinh giản, hợp nhất hoặc rời khỏi ngành. Trong một báo cáo hồi tháng 2, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ chỉ thuê 5 công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ hàng đầu - Lockheed Martin, Raytheon, General Dynamics, Northrop Grumman và Boeing - so với 51 công ty vào năm 1990.
Bình luận (0)