Theo khoa học, mắt giật là một biểu hiện bình thường, tự nhiên ở mỗi người, và hầu hết các cơn co giật ở mắt đều tự khỏi.
Nhưng nó cũng có thể từ nguyên nhân bệnh lý, và có thể kéo dài hằng tuần hoặc thậm chí hằng tháng, theo nhật báo Ấn Độ Hindustan Times.
Sau đây, các bác sĩ tiết lộ nguyên nhân và giải pháp cho chứng giật mí mắt
Tiến sĩ Priyanka Singh, bác sĩ phẫu thuật mắt tại Trung tâm mắt Neytra của New Delhi (Ấn Độ), cho biết những cơn co giật mắt thường vô hại nhưng thường gây nhắm mắt và gây kỳ thị xã hội làm giảm sự tự tin.
Hầu hết các cơn co giật ở mắt đều tự khỏi |
Shutterstock |
Các loại co giật mí mắt
Tiến sĩ Priyanka Singh liệt kê 3 loại co giật mí mắt:
1. Co giật mí mắt Myokymia
Đây là tình trạng giật mí mắt nhẹ, thỉnh thoảng và kéo dài trong vài giờ hoặc một ngày, sau đó tự khỏi. Có thể do căng thẳng, mỏi mắt, khô mắt, uống nhiều caffeine, thiếu ngủ hoặc sử dụng máy tính kéo dài.
2. Co giật cơ xung quanh mắt lành tính BEB
Đây là một trường hợp nghiêm trọng của co giật mí mắt, trong đó có sự co giật liên tục của các cơ xung quanh mắt dẫn đến việc nhắm hoàn toàn một phần mắt.
Có thể giật ép lên mắt, giật giật cả lông mày và cơ mặt xung quanh mắt. Có thể ảnh hưởng đến cả 2 mắt. Càng ngày càng nặng và có thể dẫn đến không thể mở mắt, đau nhức mắt, mờ mắt, theo Hindustan Times.
3. Co giật nửa mặt Hemifacial
Đây là một sự co giật một nửa bên mặt gần mắt bị giật, kết hợp khép và giật mí mắt.
Nó cũng gây giật các cơ ở mặt, má và miệng. Thường là do kích thích và chèn ép các dây thần kinh mặt. Hiếm khi các cơn co giật có thể liên quan đến rối loạn não hoặc thần kinh như liệt mặt vẹo cổ, đa xơ cứng, bệnh Parkinson, hội chứng rối loạn thần kinh Tourette, theo Hindustan Times.
Nguyên nhân gây co giật mí mắt
Tiến sĩ Sridevi Haldar, bác sĩ nhãn khoa - phẫu thuật mắt tại Phòng khám mắt Noida's Ortho Vision Clinic (Ấn Độ), tiết lộ những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng giật mí mắt là căng thẳng, mệt mỏi, căng mắt do tật khúc xạ gây mỏi mắt, uống nhiều caffeine, uống nhiều rượu, khô mắt do sử dụng thiết bị lâu, ăn nhiều đồ ăn vặt, dị ứng.
Trong trường hợp co giật BEB và co giật nửa mặt Hemifacial, cần phải nhập viện điều trị |
Shutterstock |
Giải pháp - điều trị:
Tiến sĩ Priyanka Singh cho biết: Các trường hợp giật mắt nhẹ chỉ là tạm thời và tự giải quyết bằng cách cho mắt nghỉ ngơi, sử dụng thuốc nhỏ mắt, ngủ đủ giấc, giảm caffeine, giảm căng thẳng bằng các bài tập thở và thiền định.
Tuy nhiên, trong trường hợp co giật BEB và co giật nửa mặt Hemifacial, cần phải nhập viện điều trị.
Tiến sĩ Sridevi Haldar khuyến nghị các biện pháp khắc phục chứng co giật mắt:
1. Thư giãn và nạp năng lượng: Đi bộ, tập thể dục, dành thời gian với bạn bè và gia đình và ngủ nhiều có thể giúp giảm căng thẳng và giảm co giật.
2. Điều chỉnh chế độ ăn uống: Giảm đồ ăn vặt, chuyển sang ăn rau xanh, hoa quả lành mạnh và uống nhiều nước để giải độc cơ thể và tăng cường dưỡng chất cần thiết.
3. Sử dụng thuốc nhỏ mắt: Nếu thời gian sử dụng thiết bị nhiều, hãy nhỏ nước mắt nhân tạo 2 - 3 lần một ngày để giữ cho mắt khỏe và ẩm.
4. Đi khám mắt: Nên kiểm tra mắt thường xuyên để điều chỉnh tật khúc xạ, từ đó giảm căng thẳng do co giật gây ra, theo Hindustan Times.
Bình luận (0)