Đó là cách làm phổ biến hiện nay của người dân vùng ngọt hóa thuộc các huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú để nuôi tôm biển, được ông Bùi Văn Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT Bến Tre, thông tin khi trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh Bến Tre (nhiệm kỳ 2016 - 2021) diễn ra ngày 6.7.
tin liên quan
Ồ ạt khoan giếng lấy nước mặn nuôi tômTheo ông Lâm, tình trạng người dân phá bỏ vườn dừa, vườn cây ăn trái trong vùng ngọt hóa để nuôi tôm biển bùng phát từ năm 2010 đến nay. UBND tỉnh đã liên tục chỉ đạo các địa phương ngăn chặn, xử phạt hành vi vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp, quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, khoang giếng lấy nước mặn gây nguy cơ sụt lún đất, xả thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái…
Hiện nay, theo thống kê, vẫn còn hơn 1.900 giếng khoan của 2.381 hộ nuôi tôm biển với tổng diện tích gần 700 ha. Ông Lâm cho biết thời gian tới sẽ phá bỏ tất cả giếng khoan nước mặn; xử phạt nghiêm các trường hợp khoan mới. Đối với các hộ đã “lỡ” nuôi thì sẽ giám sát chặt chẽ việc xả thải ra môi trường; phải viết cam kết khi đưa kobe, xáng cạp vào vùng ngọt hóa để đề phòng vào đây phá vườn dừa đào ao... Về hiệu quả nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa, ông Lâm khẳng định hiệu quả rất ít và không bền vững.
Bình luận (0)