Sinh viên y khoa dành rất nhiều thời gian học trong phòng thí nghiệm - Ảnh: Shutterstock |
Do đó, rất ít người có năng lực vào học trường y, đặc biệt là ở các nước phát triển.
Có ít nhất một bằng cử nhân trước khi học y
Để vào được trường y, sinh viên phải trải qua cuộc cạnh tranh hết sức khốc liệt. Các trường y ở Mỹ thường yêu cầu sinh viên phải hoàn thành chương trình dự bị trước khi đăng ký vào đại học. Đây là bước chuẩn bị quan trọng trước khi sinh viên nộp hồ sơ.
Thông thường, sinh viên phải mất khoảng 3 năm cho chương trình dự bị y khoa (pre-med). Đây là giai đoạn khởi đầu nhằm trang bị kiến thức ở các lĩnh vực khoa học cơ bản như sinh học, hóa học, hóa hữu cơ, thần kinh học, vật lý. Một số trường y còn yêu cầu phải hoàn thành các chương trình về sinh hóa, giải tích, di truyền học, tâm lý học và ngôn ngữ, theo Hiệp hội các trường Y khoa Mỹ (AAMC).
Các trường không đòi hỏi sinh viên có trước bằng cử nhân nhưng hầu hết những người ứng tuyển vào trường y đều có ít nhất một bằng cử nhân, thường là ngành sinh học. Thậm chí, một số còn học xong cả thạc sĩ.
tin liên quan
Điểm chuẩn các trường y dược giữ vững 'ngôi vua'Điểm chuẩn các trường y dược và khoa học sức khỏe phía Bắc đều ở mức độ từ khá cao đến rất cao, đặc biệt là với ngành y đa khoa.
Khi đã trang bị đủ những yêu cầu trên, sinh viên mới bắt đầu có cơ hội ứng tuyển. Tiêu chí tuyển sinh của các trường y ở Mỹ rất khắt khe, gồm điểm trung bình, điểm MCAT (kỳ thi chuẩn hóa dành cho sinh viên muốn thi vào ngành y) phải cao, bài tiểu luận, thư giới thiệu thật ấn tượng từ trường họ đã học và cuộc phỏng vấn đầy cam go.
Trong đó, bài luận là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng nhất. Nó mô tả nguyện vọng của ứng viên vì sao lại chọn ngành y là sự nghiệp cả đời mình. Thông thường, các trường không gò bó về cấu trúc bài luận. Cách này cho sinh viên thỏa sức sáng tạo và linh hoạt trong cách viết. Sinh viên phải biết cách làm nổi bật điểm mạnh cá nhân, cũng như những trải nghiệm và thách thức đã làm cho người đó nổi bật so với ứng viên khác.
Sau đó, cuộc phỏng vấn sẽ cho nhà trường biết được thế mạnh cá nhân, điểm độc đáo của một sinh viên ứng tuyển.
Ngoài những tiêu chí trên, nhiều chương trình đào tạo còn đỏi hỏi ứng viên phải từng tham gia các chiến dịch tình nguyện vì cộng đồng, nghiên cứu khoa học hoặc các bằng cấp cao cấp khác, theo AAMC.
tin liên quan
Đào tạo ngành y không giống aiChất lượng đào tạo đại học ngành y hiện không chỉ cách xa chuẩn mực quốc tế mà còn không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Điều này sẽ rất khó khăn khi VN bước vào Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Xuất sắc cũng chưa chắc trúng tuyển
Bên cạnh những tiêu chuẩn gắt gao trên, AAMC từ năm 2005 đã yêu cầu rà soát nhân thân ứng viên để tránh những người từng có tiền án tiền sự nghiêm trọng trúng tuyển vào trường.
Hoàn thành chương trình dự bị y khoa và trúng tuyển đại học dù khó khăn nhưng chỉ là bước khởi động. Sinh viên còn con đường dài đầy chông gai phía trước phải vượt qua trước khi trở thành bác sĩ. Vào thời điểm này, sinh viên vẫn chưa hình dung được công việc của một bác sĩ là thế nào.
Khi đậu trường y thì tất cả mọi người trong lớp đều là những cá nhân xuất sắc. Điều này có thể khiến nhiều người quen với cảm giác mình hơn người khác sẽ thấy thua sút khi so sánh bản thân với bạn học.
Đặc biệt, cảm giác khó chịu ấy có thể tập trung vào những người học tập chăm chỉ hơn phần còn lại của lớp. Qua thời gian, nhiều người dần quen với điều đó và hiểu rằng họ đang học tập với những người giỏi trong những người giỏi.
tin liên quan
Tâm sự với tân sinh viên ngành y(TNTS) Trong một lần giảng dạy ở một lớp năm thứ tư bậc đại học, tôi để ý đến một em sinh viên người dân tộc.
Tuy nhiên, cảm giác đó vẫn còn dễ chịu hơn rất nhiều so với những người không qua được vòng ứng tuyển. Họ hoặc bỏ cuộc, hoặc cố gắng thử sức vào năm sau.
Mỗi năm, khoảng 40% số sinh viên viên ứng tuyển vào trường y của Mỹ được trúng tuyển. Số còn lại bị loại. Thoạt nhìn có vẻ tỷ lệ chọi là thấp. Nhưng thực tế, tỷ lệ chọi vào ngành y rất cao.
Các tiêu chí ứng tuyển khắt khe đã loại một lượng lớn sinh viên. Đó là những người có điểm MCAT thấp, thiếu kinh nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học và nhiều yếu tố khác, theo Tạp chí siêu âm y khoa Mỹ. (còn tiếp)
tin liên quan
Sinh viên y phải thi lấy chứng chỉ hành nghề?Nhiều khả năng sinh viên tốt nghiệp ĐH ngành y dù học ở trường nào, đều phải trải qua một kỳ thi sát hạch có tính chất quốc gia do Bộ Y tế chủ trì mới được hành nghề.
Bình luận (0)