Nhằm tri ân, tôn vinh những bà mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng thương binh liệt sĩ cùng thân nhân..., để qua đó kêu gọi toàn xã hội chung sức hỗ trợ, chăm lo gia đình liệt sĩ, cuộc vận động viết về đề tài thương binh, liệt sĩ sẽ chính thức nhận bài dự thi theo các kế hoạch cụ thể như sau: thể loại ký văn học (đợt 1) phát động từ ngày 17.12 và sẽ tổng kết, trao giải đợt 1 vào tháng 12.2022. Sau đó các năm tiếp theo là các thể loại khác: truyện ngắn, thơ (đợt 2); truyện dài, tiểu thuyết (đợt 3).
Nhà văn Trần Thế Tuyển - Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình Liệt sĩ cho rằng: "Cuộc thi sẽ lan tỏa những tấm gương hy sinh cao cả của các Liệt sĩ, sự cống hiến của Thương binh, gia đình Liệt sĩ và sự đóng góp của toàn xã hội |
BTC |
Nhà văn Trần Thế Tuyển - Chủ tịch Hội Hỗ trợ Gia đình Liệt sĩ cho biết: “Để đất nước ta có ngày hôm nay, chiến sĩ và đồng bào ta đã phải đổ biết bao xương máu. Chỉ tính riêng các cuộc kháng chiến giải phóng, bảo vệ Tổ quốc gần đây, đã có gần 1,2 triệu người được công nhận liệt sĩ; trong đó có 191.605 liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Pháp; 849.018 liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ; 105.627 liệt sĩ hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo và làm nghĩa vụ quốc tế)".
Cũng theo ông Tuyển: “Hơn 200.000 hài cốt liệt sĩ, thi thể các anh chị còn nằm lại trên các chiến trường Việt Nam, Lào, Campuchia, biển Đông… Hơn 300.000 hài cốt liệt sĩ đã được quy tập về các nghĩa trang nhưng chưa xác định được danh tính tên tuổi, quê quán, đơn vị… Quảng Nam có 65.000 liệt sĩ hy sinh trong các cuộc chiến tranh là tỉnh có nhiều Liệt sĩ nhất. Cả nước có 9.000.000 người có công với cách mạng; trong đó có gần 130.000 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng. Gần 13.000 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động. Gần 800.000 Thương binh và người được hưởng chính sách như Thương binh. Hơn 300.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc da cam. Gần 111.000 người hoạt động cách mạng, người tham gia kháng chiến bị địch bắt giam, tù đày, tra tấn trong các nhà tù như: Hỏa Lò, Sơn La, Lao Bảo, Côn Đảo, Phú Quốc…”.
Lãnh đạo các đơn vị phối hợp tổ chức cuộc thi tại lễ phát động |
Nữ nhà văn Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM |
Từ trái qua: nhà văn Bùi Anh Tấn, nhà văn Trầm Hương, nhà văn Trần Thế Tuyển trong thành phần Ban chung khảo cuộc thi |
BTC |
Vì vậy mà từ đôi câu thơ, cặp vế đối tạc tại các đền thờ liệt sĩ của nhiều địa phương trong cả nước: “Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc/Hồn bay lên hóa Linh Khí Quốc gia”, Ban tổ chức quyết định phối hợp tổ chức cuộc thi viết về đề tài thương binh liệt sĩ đầy ý nghĩa trong năm nay và hai năm tiếp theo. Nội dung các tác phẩm ca ngợi sự hy sinh cao cả của liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ; tôn vinh những nhà tài trợ, hảo tâm, những người thiện nguyện đồng hành với Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ chăm lo, hỗ trợ gia đình liệt sĩ. Đối tượng tham dự cuộc vận động: tất cả các nhà văn, nhà báo, người viết trong nước và nước ngoài.
Địa điểm nhận tác phẩm cuộc thi viết: Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, số 81 Trần Quốc Thảo, P. Võ Thị Sáu, (Q.3). Số điện thoại: (028) 39321987. Email: linhkhiquocgia2021@gmail.com. Cơ cấu giải thưởng như sau: Giải nhất: 20 triệu đồng (1 giải); Giải nhì: 10 triệu đồng (2 giải); Giải ba: 7 triệu đồng (3 giải); Giải tư: 4 triệu đồng (5 giải).
Bình luận (0)