Nhắc đến Vinamit, không ai là không nhớ đến câu chuyện tranh chấp thương hiệu Đức Thành tại thị trường Trung Quốc. Dù sự kiện đã trôi qua rất lâu, nhưng những bài học mà nó để lại vẫn có giá trị đến hiện tại, đặc biệt là với những người đang trong quá trình khởi nghiệp tại Việt Nam.
Startup ngày nay học được gì từ cuộc chiến thương hiệu của Vinamit?
Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty, chia sẻ khi hợp tác với các đối tác Trung Quốc, ông đã không nghĩ đến chuyện đặt tên tiếng Hoa cho công ty. Chính vì không am hiểu pháp lý nước ngoài và để chính đối tác của mình tận dụng sơ hở đó để thành lập một nhãn hiệu tương tự tại Trung Quốc, Vinamit đứng trước nguy cơ bị thâu tóm và buộc phải đâm đơn kiện đối tác vì đã lợi dụng quan hệ làm ăn để thôn tính thương hiệu.
Cũng từ vấp ngã này, ông rút ra được những giải pháp khi giành lại thương hiệu như sau:
- Thương lượng: Doanh nghiệp có thể chủ động liên lạc với bên đánh cắp thương hiệu và đưa ra một số giải pháp cụ thể để đôi bên tự dàn xếp.
- Đợi áp dụng thời gian sử dụng thương hiệu: Doanh nghiệp phải chờ cho đến khi luật cho phép sử dụng thương hiệu.
- Kiện đối tác lợi dụng quan hệ để thôn tính thương hiệu: Để làm được việc này, doanh nghiệp cần chứng minh mối quan hệ thân quen với đối tác.
Trong trường hợp có một công ty trong nước nhỏ lẻ hơn, kinh doanh mặt hàng tương tự và sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp, lúc này doanh nghiệp cần chứng thực sản phẩm thật của mình có mặt trên thị trường trước các mặt hàng nhái.
Đến đây, ông Nguyễn Lâm Viên cũng nhấn mạnh thêm với các startup trẻ: Đừng đợi đến khi thương hiệu thành công mới đăng ký bản quyền. Khi bắt đầu khởi nghiệp, các doanh nghiệp phải đăng ký thương hiệu cả trong và ngoài nước.
Nông nghiệp hữu cơ, vùng đất đầy hứa hẹn cho các startup trẻ
Câu chuyện về Vinamit cũng đưa đến những thắc mắc về ngành nông nghiệp hữu cơ, phân ngành mà theo ông Nguyễn Lâm Viên là được rất đông đảo các nhà đầu tư tài chính ưa chuộng. Với ông, ngành nông nghiệp chưa bao giờ hết sốt, bởi con người lúc nào cũng cần nhu cầu ăn uống.
Tính đến năm 2015, mô hình nông nghiệp hữu cơ đã chiếm 50,9 triệu ha trên thế giới và mang về 81,6 tỉ USD. Trong đó, diện tích nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam chiếm khoảng 77.000 ha. Một con số tuy nhỏ nhưng đã tăng 6,3 lần trong vòng 8 năm trước.
Đây cũng là hướng đi mà Vinamit đang thực hành và cũng là vùng đất hứa hẹn dành cho những startup.
Thâm nhập thị trường quốc tế, giấc mơ không hề xa xôi của startup Việt
Đã thành công trong việc thâm nhập hai thị trường lớn là Trung Quốc và Mỹ, ông Nguyễn Lâm Viên cho biết việc đưa sản phẩm Việt xuất khẩu sang nước ngoài là điều hoàn toàn khả thi.
Đây cũng chính là tóm gọn những chia sẻ của ông Nguyễn Lâm Viên trong tập 3 chương trình Café khởi nghiệp, chương trình được phát sóng trên kênh HTV7 vào 7 giờ sáng thứ 6 hằng tuần do TV Hub Media & Entertainment sản xuất và được tài trợ bởi chuỗi trung tâm Apax English và Canon Việt Nam.
Canon đã và đang nỗ lực không ngừng để đưa ra các giải pháp hình ảnh toàn diện và phù hợp cho các doanh nghiệp, giúp cân bằng mọi vấn đề như chi phí, năng suất, trách nhiệm người sử dụng, an ninh và bảo trì thiết bị. Với phương châm Business Can Be Simple (Kinh doanh nhàn hạ), Canon mang đến cơ hội giúp họ nâng cao năng suất một cách hiệu quả và thích ứng môi trường kinh doanh biến động nhanh, nơi mà các giải pháp thông minh chính là chìa khóa để dẫn đến thành công.
Để xem thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm, vui lòng truy cập tại:
Website chính thức http://www.canon.com.vn/
Fanpage chính thức: https://www.facebook.com/pg/canonvietnamfanpage/
Điện thoại liên hệ: 028 3820 0466
|
Bình luận (0)