Sau 15 ngày trình chiếu, bộ phim Em và Trịnh hiện đạt doanh thu khoảng 90 tỉ đồng. Chính những tranh cãi gay gắt quanh bộ phim chân dung, tiểu sử về cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trên khắp các diễn đàn phim ảnh, mạng xã hội đã giúp bộ phim được nhiều người tìm xem, để rồi tranh cãi, "khẩu chiến" dữ dội tiếp.
Những nhân vật có thật ngoài đời được đoàn phim "tái dựng" hình ảnh trên phim đã có những phản ứng về chính hình tượng của họ trên phim. Danh ca Khánh Ly, trong những chia sẻ gần đây với báo chí, cho rằng bộ phim đã phản ánh không chân thực mối quan hệ giữa bà và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc sinh thời, với những cảnh trong phim như "đút sữa chua cho ông ăn, đi tìm nhạc sĩ, ôm ông khi ông buồn". Khánh Ly khẳng định, giữa bà và Trịnh Công Sơn không có tình yêu: "Nhưng họ vẫn cố tình gán ghép chúng tôi thành một đôi. Để làm gì, tôi không hiểu. Để cho họ thỏa mãn à? Và quan trọng là lúc đó tôi đã có gia đình. Các con tôi sẽ nghĩ gì khi xem phim có cảnh mẹ chủ động đi tìm ông Trịnh Công Sơn. Trong khi tôi với bố nó vẫn ở với nhau".
Khánh Ly và Trịnh Công Sơn trong đời thật |
t.l |
Khánh Ly ôm chặt Trịnh Công Sơn trong phim Em và Trịnh |
đpcc |
"Tôi chỉ nghĩ một điều là vì sao người ta làm như thế trong khi tôi còn sống. Tôi không biết khi con tôi xem phim đó, chúng sẽ nghĩ thế nào về mình. Đại diện của đoàn phim trước khi quay có liên lạc, có cho tôi xem kịch bản những phân đoạn Khánh Ly trong phim. Với những cảnh họ dự định thực hiện, tôi đã không đồng ý. Và tôi cũng nói nếu muốn sáng tạo, muốn giữ kịch bản thì phải đổi tên nhân vật. Nhưng cuối cùng, một số cảnh tôi không đồng ý vẫn đưa lên phim và tên Khánh Ly không hề thay đổi" - danh ca Khánh Ly nay đã 77 tuổi cho biết.
Danh ca Thanh Thúy cho rằng hình ảnh của mình bị "xuyên tạc"
Mới đây, bà Thanh Thúy (danh ca Thanh Thúy) đã chia sẻ với báo chí rằng hình ảnh của mình bị xuyên tạc trên phim về Trịnh Công Sơn. Nữ ca sĩ từng thành công với ca khúc Ướt mi (do Trịnh Công Sơn sáng tác tặng) - Thanh Thuý khẳng định: "Ông Trịnh Công Sơn chưa bao giờ đưa cô về đến đầu ngõ".
Nữ danh ca Thanh Thúy không giấu được sự thất vọng khi chia sẻ với báo chí tiếng Việt ở hải ngoại: “Đó là thời gian mẹ tôi mới mất. Tôi để tang mẹ, đi hát chỉ mặc toàn áo dài trắng và đen. Cả đời, cho đến nay chưa bao giờ tôi mặc áo sườn xám và búi tóc như thế. Tôi cũng rất 'kỵ' hình ảnh một nam, một nữ đi về trong ngỏ hẽm mờ ảo như thế. Đó không phải là tôi. Trước khi làm phim họ có nhờ một nhạc sĩ bên này hỏi về trang phục của tôi lúc đó, tôi cũng nói hết. Vậy mà cuối cùng họ làm phim như thế. Tôi không hiểu được. Đó là một cô gái sành sỏi nào đó chứ không phải ca sĩ Thanh Thuý”.
Tạo hình nhân vật ca sĩ Thanh Thúy trong phim Em và Trịnh |
đpcc |
Thời điểm ekip Em và Trịnh tung ra poster nàng thơ đầu tiên của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - nhân vật danh ca Thanh Thúy do nữ diễn viên Phạm Nhật Linh đảm nhận, thì ngay lập tức trên mạng xã hội, khán giả đã có những màn so sánh giữa "bản sao" và có không ít ý kiến tranh cãi xoay quanh danh ca Thanh Thúy phiên bản 9x này, cho là "không đúng thần thái".
Danh ca Thanh Thúy, tên thật Nguyễn Thị Thanh Thúy (sinh năm 1943), là người con của xứ Huế. Do mẹ của bà bị bệnh hiểm nghèo nên gia đình phải rời mảnh đất cố đô, đưa mẹ vào Sài Gòn chữa trị. Để mưu sinh kiếm thêm tiền thuốc thang cho mẹ tại Sài Gòn, Thanh Thúy đến với nghiệp ca hát khi mới 16 tuổi. Lần đầu tiên Thanh Thúy xuất hiện trên sân khấu phòng trà Đức Quỳnh, cạnh rạp chiếu bóng Việt Long nằm đường Cao Thắng cùng với Minh Hiếu. Và ngay lúc đó, tiếng hát của bà đã chinh phục được khán thính giả vốn dĩ rất khó tính trong việc thưởng thức âm nhạc.
Chân dung nữ danh ca Thanh Thúy (thật) thời trẻ |
t.l |
Thân gái dặm trường nơi đất khách quê người, song Thanh Thúy vẫn xuất hiện đầy tự tin dưới ánh đèn sân khấu bằng một chất giọng rất đặc biệt, không lẫn lộn với ai. Bà là người Huế, nói rặt tiếng Huế nhưng hát giọng Bắc, chất giọng trộn lẫn giữa Huế và Hà Nội vốn đã đặc biệt, nhưng khi bà cất lên bằng giọng hát thì càng đặc biệt hơn. Đó là một chất giọng hơi khàn nhưng không đục, được bà luyến láy, nhấn nhá nhiều cung bậc trầm bổng rất liêu trai. Thanh Thúy được nhiều đạo diễn, nhạc sĩ gọi với các biệt danh, như "Tiếng hát liêu trai", "Tiếng hát khói sương", "Tiếng hát lúc 0 giờ"...
Những năm đầu thập niên 1960, tên tuổi của ca sĩ Thanh Thúy đã lừng lẫy không chỉ trên các sân khấu phòng trà mà cả trên sóng đài phát thanh, đĩa nhạc, băng nhạc. Những ca khúc đã gắn liền với tên tuổi Thanh Thúy lúc bấy giờ như: Nửa đêm ngoài phố, Kiếp nghèo, Người em sầu mộng, Ngăn cách, Tàu đêm năm cũ…
Danh ca Thanh Thúy phiên bản đời thật |
t.l |
Sinh thời, Trịnh Công Sơn từng cho biết ông gặp Thanh Thúy năm 1958, khi cùng bạn đến phòng trà Mỹ Cảnh ở Sài Gòn để uống rượu, nghe nhạc. Tình cờ, ông được nghe tiếng hát của một ca sĩ người Huế - Thanh Thúy. Giọng ca trầm buồn của bà gây cho ông ấn tượng đặc biệt. Nhạc sĩ viết một mảnh giấy nhỏ đề nghị Thanh Thúy hát bài Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong. Bà nhỏ nhẹ cám ơn rồi cất tiếng hát. Vài tháng trước đó, cha bà qua đời, mẹ đang bị lao phổi nặng. Mang nỗi niềm riêng, bà không kiềm chế nổi cảm xúc, vừa hát vừa khóc. Sau đó, Trịnh Công Sơn nhớ lại những giọt nước mắt của Thanh Thúy, sáng tác ca khúc Ướt mi. Ông viết trong một lần giới thiệu ca khúc: "Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng manh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ". Một lần khác, nhớ bóng dáng Thanh Thúy mặc áo dài, sau đêm nhạc hối hả về nhà với mẹ, Trịnh Công Sơn viết tặng bà ca khúc tên Thương một người: "Thương nụ cười và mái tóc buông lơi/ Mùa thu úa trên môi/ Từng đêm qua ngõ tối...".
0:00 |
Vướng tranh cãi hư cấu hình tượng nhân vật, nhà sản xuất 'Em và Trịnh' nói gì? |
Theo tư liệu, vào năm 1961, nhạc sĩ Y Vân sáng tác ca khúc Thúy đã đi rồi, dựa trên mối tình đơn phương của bạn thân ông - một đạo diễn kiêm kịch sĩ - dành cho Thanh Thúy. Nhạc phẩm được sử dụng trong cuốn phim cùng tên, do ca sĩ - diễn viên Hùng Cường thu âm.
Bình luận