“Một người không học một tí gì về y, dược nhưng đi vào xuất toán hồ sơ bệnh án. Ngành y muốn thực hiện dịch vụ phải có chứng chỉ hành nghề thì giám định viên bảo hiểm y tế (BHYT) cũng phải phải có chứng chỉ hành nghề. Năng lực và trình độ giám định viên hạn chế thì Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cần xem xét chuẩn mực hơn”, ông Đặng Hồng Nam, Phó vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế, đề nghị trong Hội nghị giải quyết vướng mắc trong khám, chữa bệnh BHYT dành cho các bệnh viện, sở y tế khu vực phía Nam tổ chức hôm nay (16.10).
Ông Nam cho biết, có nhiều vướng mắt trong giám định BHYT nhưng hiện nay lớn nhất nằm ở chỗ cả ngành BHXH Việt Nam chỉ có 2.300 giám định viên về BHYT, trình độ hạn chế trong khi khối lượng công việc cần giám định lại rất lớn.
tin liên quan
TP.HCM tăng viện phí với người không tham gia bảo hiểm y tế* 51 bệnh viện công lập không còn nhận ngân sách nhà nước
Thống kê của ngành y tế cho thấy, cả nước có 3.000 cơ sở y tế tuyến huyện và 11.000 trạm y tế khám, chữa bệnh BHYT ban đầu. Theo đó, ước tính mỗi giám định viên BHYT giám định 5.000 hồ sơ/tháng.
Theo ông Nam, vừa rồi Vụ BHYT đi kiểm tra ở Hải Dương, trước đây, việc giám định BHYT chỉ cần tỉ lệ 30% nhưng BHXH tỉnh có chỉ đạo là từ 1.7.2017 phải giám định 100% hồ sơ. Số lượng giám định viên ít, công việc nhiều nhưng trong báo cáo của BHXH tỉnh Hải Dương chỉ có 50% có trình độ y, dược. Như vậy 50% giám định viên không có chuyên môn y, dược nhưng lại đi giám định vấn đề y tế.
Ông Nam dẫn chứng, ở một huyện, BHXH tỉnh xuất toán 390 triệu đồng tiền BHYT chỉ vì lý do “gửi bệnh nhân lên tuyến trên những bệnh nhẹ không đáng có” (bệnh viện ở thị xã Quảng Yên gửi lên Bệnh viện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh).
tin liên quan
Có nên lấy ráy tai khi hớt tóc và ngoáy bông tăm sau khi tắm?Đa phần đàn ông khoái lấy ráy tai nhưng họ không biết việc đó có nhiều nguy cơ cho thính lực. Và thật ra ráy tai bị 'hàm oan' từ rất lâu rồi...
tin liên quan
Ứng phó dịch bạch hầu tại Quảng NamÔng Trần Văn Hoàn, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam, cho biết sở dĩ dịch bạch hầu tái phát liên tục vào khoảng thời gian từ tháng 6 - 10 hằng năm là bởi các ổ dịch, mầm bệnh vẫn còn trong cộng đồng.
Ông Nam đặt vấn đề: Vậy căn cứ vào đâu để nói bệnh nhẹ không đáng chuyển?
Phó vụ trưởng Vụ BHYT cho rằng: Bốn điều kiện để thực hiện dịch vụ là: loại dịch vụ, giá, người thực hiện có chứng chỉ hành nghề và cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Vậy bệnh viện không đủ điều kiện thực hiện dịch vụ nên chuyển bệnh nhân đi thì bị xuất toán, gây bức xúc cho cơ sở. Vụ BHYT muốn gặp giám định viên thì người này lấy lý do vắng mặt.
Về kiểm tra cơ sở dữ liệu thẻ cũng bất cập. Theo ông Nam, thẻ còn hạn thì dữ liệu báo hết hạn và ngược lại. Thẻ đủ thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục được in trong thẻ nhưng cơ sở dữ liệu lại báo không đủ điều kiện… Thậm chí có trường hợp giám định viên còn mắng chửi nhân viên y tế chỉ vì kiểm tra thẻ, bảo: “Thẻ tôi in thế này mà các anh bảo là không đúng!”
“Chúng tôi cho rằng đây là bất cập. Nếu ngành BHXH Việt Nam không có đội ngũ giám định viên BHYT chuẩn mực về chuyên môn y tế thì nhìn nhận, đánh giá toàn bộ quy trình chuyên môn sẽ rất khó khăn”, ông Nam đánh giá.
tin liên quan
Viêm khớp dạng thấp: Nhiều người mắc nhưng không đi khám, suýt thành tàn phếViêm khớp dạng thấp là một bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở tất cả lứa tuổi. Tuy nhiên, nhiều người bệnh chủ quan khi khớp sưng đau, không khám để điều trị sớm khiến dính khớp, biến dạng khớp, suýt tàn phế.
tin liên quan
Những người mắc bệnh lạ: Sống vui vẻ trước sự nhạo cười của người đờiQua siêu âm, bác sĩ đã khuyên vợ chồng bỏ thai vì thai nhi bị khối u to chiếm hết mặt, cằm và cổ; không thể sống sót. Tuy nhiên, gia đình không từ bỏ và em bé chào đời đã vui vẻ chiến đấu với bệnh lạ.
Bình luận (0)