Nhiều người có tật không đói nhưng vẫn thích ăn, vậy đâu là nguyên nhân của sự 'kỳ cục' này?
Ảnh: Shutterstock
|
Chán nản. Ở nhà, chúng ta thường đi đến tủ lạnh một cách vô thức khi chẳng biết làm gì và tương tự tại nơi làm việc, khi muốn tránh né việc gì đó hoặc cảm thấy uể oải, chán nản, ăn là “ý tưởng tuyệt vời” nhất. Đây là một trong những lý do hình thành thói quen ăn uống không khoa học.
Nhạt miệng. Mong muốn nếm một món gì đó lạ miệng là một biến thể của việc chán ăn. Giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là tìm một thanh kẹo cao su không đường nhai hoặc đánh răng. Hương vị của kẹo sẽ giúp “tiêu diệt” cơn thèm ăn. Ngoài ra, uống một ly nước cũng có thể dập tắt việc thèm ăn vô cớ.
Năng lượng thần kinh giảm. Đôi khi ăn uống là điều thoải mái nhất khi rơi vào tình huống căng thẳng hoặc lo lắng. Để tránh tăng cân không mong muốn, mỗi khi cảm thấy căng thẳng nên nhanh chóng tìm cách gì đó xả stress hiệu quả, tránh xa sự cám dỗ của thực phẩm.
Ăn theo cảm xúc. Với nhiều người, thực phẩm có thể giúp lấp đầy những trống trải trong tâm hồn và đây là lý do khiến họ cảm thấy muốn ăn, mặc dù không đói. Ăn theo kiểu này chẳng mấy chốc sẽ tăng cân vùn vụt. Giải quyết vấn đề cảm xúc hiệu quả nhất là tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ hoặc đến một lớp học yoga, bởi các hoạt động này có tác dụng giúp xóa bỏ những suy nghĩ tiêu cực.
Bình luận (0)