Không gian xanh
Từ giữa tháng 10, các nhóm khởi nghiệp ở Cần Thơ có một địa điểm làm việc chung để cùng nhau chia sẻ ý tưởng kinh doanh, phát triển sản phẩm. Trong không gian xanh rộng rãi, bàn ghế được sắp xếp linh hoạt cùng thiết bị hiện đại, các nhóm có thể thoải mái trình bày ý tưởng, thảo luận, làm việc nhóm...
Anh Viên Tuấn Thanh, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ và phát triển sinh viên Cần Thơ, quản lý dự án Không gian làm việc chung, cho biết hiện nay, phong trào khởi nghiệp đang phát triển mạnh trong các bạn trẻ ở Cần Thơ nhưng hầu hết các bạn chưa được định hướng cũng chưa có không gian để cùng nhau làm việc. Dự án Không gian làm việc chung ra đời nhằm thực hiện hoạt động hỗ trợ, đào tạo các nhóm sinh viên, thanh niên đam mê khởi nghiệp.
Tốt nghiệp Thạc sĩ Truyền thông và Quảng cáo tại Úc, nhưng khi quay về Việt Nam, Hoàng Tiến Thịnh lại khởi nghiệp trong lĩnh vực hoàn toàn mới: Kinh doanh ẩm thực chay.
Hiện có 12 nhóm khởi nghiệp đăng ký tham gia vào Không gian làm việc chung, thuộc các lĩnh vực như: Đông dược, trồng nấm sạch, chế tạo máy phát điện mini, làm tranh gạo, dịch vụ ship hàng … Các nhóm sẽ được Ban quản lý dự án hỗ trợ xây dựng kế hoạch kinh doanh, giới thiệu, trưng bày sản phẩm, tổ chức các buổi gặp gỡ đối tác; đồng thời được tư vấn pháp lý, tiếp cận nguồn vốn khởi nghiệp, phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu… “Trong vòng 6 tháng, chúng tôi sẽ trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản, giúp các nhóm khởi nghiệp có thể đưa sản phẩm ra thị trường”, anh Thanh nói.
|
Bạn Nguyễn Đức Thọ, thành viên nhóm NASA, cho biết nhóm em vừa tham dự cuộc thi Ý tưởng hạt giống khởi nghiệp với dự án sản xuất nấm sạch. Sau cuộc thi, Thọ tiếp tục tham gia vào Không gian làm việc chung để theo đuổi mục tiêu khởi nghiệp bằng nghề trồng nấm. “Trước đây, nhóm em sản xuất nấm rơm theo kiểu truyền thống nên chưa thu hút nhiều sự quan tâm. Nhờ Ban quản lý dự án tư vấn, hỗ trợ, chúng em đang chuyển hướng sản xuất nấm rơm bằng phương pháp tưới sữa đậu nành để tạo ra loại nấm sữa chưa có trên thị trường. Hiện nhóm đang nghiên cứu để hoàn thiện các công đoạn trồng nấm nhưng kết quả bước đầu thu được nấm trắng tròn, độ nở ít hơn, giá trị dinh dưỡng cao hơn so với nấm rơm thông thường”, Đức Thọ nói.
Vào tối thứ năm hằng tuần, các nhóm khởi nghiệp tổ chức buổi sinh hoạt tại Không gian làm việc chung để chia sẻ công việc đã thực hiện trong tuần qua cũng như đưa ra ý tưởng mới và ghi nhận ý kiến đóng góp. Mỗi tuần, Ban quản lý dự án tổ chức tọa đàm và mời diễn giả là chủ doanh nghiệp, nhà quản lý đến chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp cho các bạn trẻ. Các nhóm khởi nghiệp còn được tham dự phiên chợ khởi nghiệp, hội chợ hàng VN chất lượng cao để giới thiệu sản phẩm, từng bước thăm dò phản ứng của người tiêu dùng; đồng thời tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại nhiều tỉnh thành…
Có bằng kỹ sư điện nhưng vì đam mê nông nghiệp mà anh Ngô Xuân Điền (28 tuổi, ngụ P.Trà An, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) lập trang trại trồng nấm cho thu nhập mỗi năm hơn nửa tỉ đồng.
Theo anh Thanh, điều quan trọng hiện nay là phải trang bị kiến thức, kỹ năng cho các bạn trẻ để giảm thiểu rủi ro khi khởi nghiệp. Khởi nghiệp phải đi kèm với sáng tạo để tạo ra những sản phẩm mới, như vậy mới tạo được chỗ đứng trên thị trường. “Chúng tôi không chỉ hỗ trợ các nhóm khởi nghiệp riêng lẻ mà còn muốn hình thành nên một cộng đồng khởi nghiệp trong khu vực ĐBSCL, kết nối các bạn trẻ có chung đam mê để cùng nhau phát triển”, anh Thanh chia sẻ.
Bình luận (0)