Đặc biệt, trận động đất có độ lớn 4,7 độ richter không chỉ ảnh hưởng tới người dân trên địa bàn, mà còn gây rung chấn cực mạnh ở địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng, khiến nhiều người cảm nhận rõ sự rung lắc, chao đảo, mất thăng bằng.
Thủy điện Sông Tranh 2 là nơi thường xuyên xảy ra các trận động đất |
MẠNH CƯỜNG |
Không chỉ ở Kon Tum, những năm gần đây, trên địa bàn các huyện: Nam Trà My, Bắc Trà My (Quảng Nam) cũng thường xuyên xảy ra động đất; tâm rung chấn của đa phần các trận động đất thường gần khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (xã Trà Đốc, H.Bắc Trà My).
Do vậy, dễ hiểu khi sau hàng loạt trận động đất xảy ra trên địa bàn Kon Tum, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn yêu cầu các ngành, đơn vị quản lý hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, địa phương này theo dõi chặt chẽ diễn biến động đất, khẩn trương xây dựng kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần ở các cấp trên địa bàn; cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời đến người dân về động đất, dư chấn động đất, thiệt hại do động đất (nếu có), tránh tâm lý hoang mang, nhất là đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
PGS-TS Nguyễn Hồng Phương, chuyên gia địa chấn Viện Vật lý địa cầu, nhận định hàng loạt trận động đất vừa qua tại Kon Tum là động đất kích thích, do tác động của con người chứ không phải do thiên nhiên. Lý do, ở vùng này có 1 công trình thủy điện, khi áp lực của hồ chứa nén xuống sẽ tạo ra sự bất ổn định, cộng thêm những đứt gãy nhỏ ở địa phương sẽ phát sinh ra những trận động đất nhỏ…
Kon Tum: Trong 12 giờ xảy ra 12 trận động đất, chuyên gia nói gì? |
Để dự báo hoặc phòng chống động đất hiệu quả, cần nhiều trạm quan sát động đất ở địa phương. Nếu không, sẽ bỏ sót, thiếu số liệu để các nhà khoa học có thể tính toán. Từ đó có thể thấy, việc xây dựng các trạm quan trắc tại các đập thủy điện nằm trên đới đứt gãy Tà Vi - Trà Bồng (kéo dài từ Kon Tum đến Quảng Ngãi, Quảng Nam) là cần thiết. Bởi, 12 trận động đất trong một ngày không phải là điều bình thường…
Bình luận (0)