Thực tế có đúng như vậy? Những ý kiến tranh luận của sinh viên về việc đi làm thêm ra sao?
Làm thêm trái chuyên ngành ảnh hưởng đến việc học
Trần Hiếu Nhân, sinh viên năm 2 ngành Công nghệ thông tin Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, ngay từ năm nhất đã làm phục vụ tại quán cà phê với tiền lương 20.000 đồng/giờ, kiếm được gần 3 triệu đồng.
Nam sinh viên chia sẻ mỗi tuần anh phải làm trên 4 ca, mỗi ca 8 giờ nên công việc làm thêm làm ảnh hưởng đến việc học. Do đó, Nhân bị nhiều điểm thấp và cảm thấy áp lực khi không thể cân bằng thời gian giữa việc học và làm thêm.
Trần Hiếu Nhân |
nvcc |
“Bước vào năm 2, bắt đầu học các môn chuyên ngành, tôi quyết định nghỉ việc làm thêm để tập trung vào việc học”, Nhân chia sẻ, đồng thời cho rằng việc làm thêm trái chuyên ngành sẽ chiếm lấy nhiều thời gian, ảnh hưởng tới kết quả học tập.
Sau khi nghỉ làm thêm, nam sinh viên chia sẻ, kết quả học tập được cải thiện và anh tăng cường tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ liên quan đến ngành học để trau dồi kiến thức, kỹ năng.
"Không làm thêm việc không liên quan đến ngành nghề tương lai" cũng là quan điểm của Võ Yến Nhi, sinh viên năm 4 ngành Ngôn ngữ Anh Trường ĐH Sài Gòn.
Võ Yến Nhi (áo đỏ) |
NVCC |
Nhi bắt đầu làm thêm từ năm nhất. Với định hướng trở thành giáo viên tiếng Anh, nữ sinh viên chỉ tìm các công việc liên quan như nhân viên tư vấn tại trung tâm tiếng Anh, trợ giảng, gia sư dạy tiếng Anh…
Sau 1 tháng tìm kiếm, Nhi trở thành gia sư tiếng Anh tại một công ty với thu nhập khá cao. Nữ sinh viên bố trí thời gian làm việc hợp lý để công việc không ảnh hưởng đến việc học ở trường ĐH. Tới nay, khi đã là sinh viên năm 4, Nhi bắt đầu đi thực tập tại trường học và thấy thời gian làm thêm giúp mình hoàn thiện nhiều kỹ năng.
“Công việc làm thêm phải có giá trị về kỹ năng và kiến thức có thể giúp ích cho công việc tương lai. Việc sinh viên chỉ quan tâm đến mục đích kiếm tiền mà dành quá nhiều thời gian để đi làm thêm, thậm chí là những việc không mang lại giá trị và kỹ năng liên quan đến ngành nghề tương lai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập”, Nhi chia sẻ.
Nhi tìm thấy niềm vui trong công việc làm thêm của mình |
nvcc |
Công việc làm thêm trái ngành học vẫn mang đến giá trị
Trong khi đó, không ít sinh viên cho rằng bất kỳ công việc làm thêm nào miễn là chân chính thì đều đem lại những lợi ích nhất định về kiến thức, kỹ năng và thu nhập.
Phan Quang Minh, vừa tốt nghiệp ngành Quản lý hoạt động bay Học viện Hàng không Việt Nam, cho hay anh làm gia sư trong thời gian học ĐH. Minh chia sẻ: “Dạy kèm học sinh giúp mình có thêm trải nghiệm, mang lại thu nhập để hỗ trợ chi phí học tập và sinh hoạt”.
Phan Quang Minh |
nvcc |
"Công việc làm thêm không nhất thiết phải phục vụ cho ngành học. Tùy định hướng, mỗi người sẽ có sự lựa chọn khác nhau, miễn đó là công việc chân chính, đem lại niềm vui mà còn có thể kiếm thêm thu nhập”, cựu sinh viên Học viện hàng không Việt Nam chia sẻ.
Trong trường hợp khác, Hoàng Bắc, sinh viên ngành Công nghệ thông tin, Trường ĐH Văn Hiến, khi có thời gian rảnh vẫn đi chạy xe ôm công nghệ để có thêm thu nhập, hỗ trợ cha mẹ trong sinh hoạt phí hàng ngày. Dù công việc làm thêm không liên quan ngành học nhưng nam sinh viên cho rằng anh có cơ hội rèn luyện sự chăm chỉ, cách giao tiếp với khách hàng.
Nhiều sinh viên, từ nhiều ngành, nhiều trường ĐH gắn bó với tiệm chè này và trưởng thành |
thúy hằng |
Còn Phan Minh Tiến, sinh viên ngành Luật kinh tế Trường ĐH Mở TP.HCM, đang giữ vai trò quản lý một chi nhánh chuỗi tiệm chè bưởi Mẹ Siêu Nhân (Q.1, TP.HCM). Nam sinh viên chia sẻ công việc làm thêm này mang đến thu nhập tốt, giúp anh học được kinh nghiệm quản lý, cách doanh nghiệp vận hành, trau dồi kỹ năng giao tiếp để luôn niềm nở đón tiếp khách hàng.
Giúp quản lý thời gian hiệu quả
Sinh viên thế hệ Gen Z cho rằng việc làm thêm trái ngành có thể không đem lại những lợi ích trực tiếp đến ngành học, nhưng giúp các bạn quản lý thời gian hiệu quả, sắp xếp công việc hợp lý, khoa học.
Lý Gia Huy |
Lý Gia Huy, sinh viên năm cuối ngành Kỹ thuật cơ-điện tử, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, làm gia sư tại công ty eTeacher trong suốt khoảng thời gian học đại học dù theo cái nhìn của nhiều người có thể công việc này trái với ngành học.
Ngoài khoản thu nhập để tự lo được cho bản thân, Huy cho rằng anh học được phong cách làm việc chuyên nghiệp, những kỹ năng như quản lý thời gian hiệu quả, sắp xếp công việc hợp lý, khoa học.
“Những kỹ năng này mình đều có thể áp dụng trực tiếp vào việc học ở giảng đường, để cân bằng giữa học và làm thêm. Bên cạnh đó, công việc làm thêm còn giúp mình ôn lại những kiến thức đã học và truyền đạt với các học sinh. Từ đó, sinh viên Bách khoa cũng có cái nhìn sâu sắc hơn về kiến thức trong sách vở và cả kiến thức xã hội”, Gia Huy nói.
Bình luận (0)