Yung Seng Lee, điều tra viên chính của Viện khoa học lâm sàng Singapore (SICS), nói: “Thật thú vị khi thấy tương tác tự nhiên và nuôi dưỡng ảnh hưởng đến thai nhi”.
tin liên quan
Tự nhiên rụng cả hàm răng!Sự phát triển quá mức và nhanh chóng trong giai đoạn phôi thai là yếu tố nguy cơ béo phì và có thể dẫn đến các bệnh đi kèm như tiểu đường và bệnh tim mạch, theo nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu lượng mỡ trong cơ thể và lượng đường trong máu của hơn 900 bà mẹ trong thời gian mang thai và kích thước, cân nặng của con cái, bao gồm cả trẻ sơ sinh đến trẻ mới biết đi, từ ba tuổi trở lên.
Theo đó, với những bà mẹ không béo phì, cứ nửa milimole glucose trong mỗi lít máu làm tăng tỉ lệ thừa cân của con mình lên 36%.
Chế độ ăn của người mẹ có thể ảnh hưởng đến chỉ số BMI của trẻ sơ sinh. Các nhà nghiên cứu Singapore đã xác định rằng phụ nữ mang thai có chế độ ăn nhiều đường có chỉ số khối cơ thể cao hơn (BMI).
Trong khi đó, nghiên cứu khác theo dõi 1.127 phụ nữ gốc Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ khi họ mang thai từ 26 đến 28 tuần, cho thấy lượng đường cao trong thời kỳ mang thai có liên quan đến tăng cân quá mức khi mang thai và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn.
Nghiên cứu khuyên phụ nữ mang thai tránh các thức ăn và đồ uống có đường. Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị không nên dùng quá 10% tổng lượng năng lượng hằng ngày từ các loại đường.
Bình luận (0)