Không 'thông cảm' với Putin, EU sẽ tiếp tục trừng phạt Nga

18/12/2014 10:00 GMT+7

(TNO) Các lãnh đạo Liên minh châu Âu không không tỏ ra thông cảm với Tổng thống Nga hay bỏ ngỏ khả năng nới lỏng các lệnh trừng phạt Moscow dù kinh tế nước họ có thể bị ảnh hưởng, Reuters dẫn lời các nhà ngoại giao EU hôm nay.

(TNO) Các lãnh đạo Liên minh châu Âu không không tỏ ra thông cảm với Tổng thống Nga hay bỏ ngỏ khả năng nới lỏng các lệnh trừng phạt Moscow dù kinh tế nước họ có thể bị ảnh hưởng, Reuters dẫn lời các nhà ngoại giao EU hôm nay 18.12.

Các lãnh đạo Liên minh châu Âu sẽ thảo luận về vấn đề Ukraine và Nga trong cuộc hội đàm tại Brussels, Bỉ vào hôm nay 18.12 sau khi bàn về tình hình kinh tế của Cộng đồng chung. Các quan chức cho hay khủng hoảng tài chính Nga sẽ là một trong những nội dung được đem ra thảo luận.
Tiếp tục các lệnh trừng phạt
Mặc cho những lệnh trừng phạt sẽ tiếp tục ảnh hưởng ít nhiều đến nội bộ Cộng đồng chung và cuộc khủng hoảng đồng tiền Nga cũng không đem lại lợi ích nào cho EU, các nước này vẫn đang lên kế hoạch nới rộng lệnh cấm đầu tư vào Crimea, nhắm vào việc khai thác dầu khí và du lịch của Nga tại khu vực biển Đen.
“Tất cả chúng tôi đều theo dõi nghiêm túc tiến triển của tình hình kinh tế Nga. Không nước nào trong EU có lợi từ việc đồng rúp sụt giá thê thảm như vậy”, các quan chức của Uỷ ban châu Âu nói tại Berlin.
Tuy nhiên, tất cả các nước đều đồng thuận rằng EU sẽ giữ lập trường với các lệnh trừng phạt. Hơn nữa, họ sẵn sàng để thực hiện bước tiến sâu hơn nếu cần thiết để đẩy nhanh tính khả quan của tình hình chính trị miền Đông Ukraine, Reuters cho biết.
Không thông cảm với Putin, EU sẽ tiếp tục lệnh trừng phạt
Giá trị đồng rúp Nga đã giảm hơn 50% so với USD kể từ đầu năm nay - Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cũng nói hôm 17.12 rằng châu Âu không có lựa chọn nào khác ngoài việc gia tăng áp lực lên Nga, dù các cơ hội cho những cuộc thảo luận song phương vẫn còn mở. “Khả năng một lệnh trừng phạt mới vẫn tồn tại”, ông Schaeuble nói.
Trước đó, Nga đã đáp trả những lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu bằng cách cấm phần lớn thực phẩm nhập khẩu từ phương Tây. Nông dân EU và người lao động ở một vài lĩnh vực khác đã bị ảnh hưởng.
Trước thềm hội nghị, các lãnh đạo EU cũng sẵn sàng để hỗ trợ thêm tài chính cho Ukraine, cụ thể là cho sự cải cách của nước này. Song, EU cũng tuyên bố họ có ít khả năng để đáp ứng 15 tỉ USD mà Ukraine cần, số tiền này được Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF) ước tính trước đó.
Rất ít thông cảm với ông Putin 
Hiện các lệnh trừng phạt hiện vẫn chưa đủ sức để thay đổi lập trường của Tổng thống Vladimir Putin trong vấn đề Ukraine, nhưng tính đến thời điểm hiện tại, nó đã ảnh hưởng rất rõ lên nền kinh tế tài chính Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng kêu gọi phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt để đổi lấy động thái tương tự từ phía Nga, và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng tuyên bố nước này mất 10 tỉ USD vì các lệnh trừng phạt cách đây không lâu.
Không thông cảm với Putin, EU sẽ tiếp tục lệnh trừng phạt
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev chủ trịch cuộc gặp về vấn đề tình hình tài chính Nga hôm qua 17.12 - Ảnh: Reuters
Song, một nhà ngoại giao vừa cho rằng: “Hầu như không có sự thông cảm dành cho Tổng thống Nga trong nội bộ EU”.
“Tình hình hiện tại ở nước Nga không nghiêm trọng như lần vỡ nợ hồi năm 1998 mà họ đã trải qua dù có nhiều điểm chung”, một nhà ngoại giao khác cho biết. Đồng tình với quan điểm này, Bloomberg cũng đưa ra phân tích cho rằng dù giá dầu lao dốc, tiền tệ các nước mới nổi rơi tự do, nhưng tình cảnh như năm 1998 khi Venezuela và Nga vỡ nợ sẽ không lặp lại. Điều này có thể lí giải cho một phần việc EU không thông cảm với ông Putin.
Tuy nhiên, một sự đồng thuận cho lệnh trừng phạt mới trong thời gian gần sẽ không hề dễ dàng. Dù đã có sự nhiệt tình đối với một lệnh trừng phạt mới, chính phủ các nước trong khối EU vẫn tồn tại khá nhiều quan điểm khác biệt.
Vấn đề trừng phạt Nga và các ý kiến xung quanh nó sẽ còn nổi lên vào năm sau khi nó sẽ được đưa ra xem xét một lần nữa.
Chủ trì hội nghị thượng đỉnh vào thứ năm 18.12 là Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, người rất kiên quyết đối với Nga. Tổng thống Ukraine không được mời dự hội nghị lần này, dù các nhà ngoại giao cho biết ông đã kêu gọi cho việc này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.