Trong khi đó, UBND tỉnh Tây Ninh đang tổ chức lấy ý kiến và kết quả bước đầu đạt gần 100% sự đồng ý của ĐBQH và đại biểu HĐND về việc cải tạo quốc lộ (QL) 22B theo hình thức hợp đồng BOT (đầu tư, thu phí, chuyển giao).
Thu phí hơn 18 năm để hoàn vốn
Theo ông Nguyễn Tấn Tài, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tây Ninh, QL 22B dài gần 84 km, điểm đầu ở nút giao với QL 22 (thuộc TT.Gò Dầu, H.Gò Dầu) và điểm cuối tại khu vực cửa khẩu Xa Mát (thuộc xã Tân Lập, H.Tân Biên). Việc nâng cấp QL 22B rất cần thiết bởi tuyến đường này được Bộ GTVT đầu tư đưa vào sử dụng từ năm 2004. Và trong thời gian qua lưu lượng trên tuyến đường ngày trở nên quá tải với nhiều loại xe tải nặng vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng Bến Kéo, cửa khẩu quốc tế Xa Mát... làm cho mặt đường xuống cấp trầm trọng, nhất là đoạn từ ngã ba Mít Một đến cửa khẩu Xa Mát.
tin liên quan
Giám sát thu phí trên quốc lộ 5Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết sẽ giám sát thu phí, chống thất thu tại Quốc lộ 5, bắt đầu từ ngày 15 -24.8.
Cũng theo ông Tài, quy mô dự án, được mở rộng thêm từ 7m lên thành 11m (chưa kể lề đường) với tổng mức đầu tư 1.124 tỉ đồng (trong đó chi phí xây lắp 754 tỉ đồng). Dự kiến, xây dựng 2 trạm thu phí tại Km24+330 (cách cầu Rạch Rễ, H.Gò Dầu khoảng 300m) và Km65+170 (cách Đồi 82, H.Tân Biên khoảng 1.000m) và thu phí hoàn vốn khoảng 18 năm 8 tháng.
Nói thêm về nguyên nhân nâng cấp, mở rộng tuyến đường này, ông Tài cho biết: "Tuyến đường 22B còn được xem là “xương sống” của hệ thống giao thông Nam - Bắc tỉnh Tây Ninh. Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh quốc phòng".
Bộ trưởng “nói không với BOT”
Liên quan đến đề xuất nâng cấp, mở rộng QL 22B bằng hình thức BOT, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh ngày 11.8 vừa qua, Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa đã kết luận: “Không thực hiện hình thức BOT đối với tuyến QL 22B theo dự kiến ban đầu”. Bộ trưởng Nghĩa nhấn mạnh: “QL 22B là con đường độc đạo, không có lựa chọn khác cho người dân và nâng cấp trên nền đường cũ. Do đó chúng tôi nghĩ rằng QL 22B không nên đầu tư BOT”.
Theo Bộ trưởng Nghĩa, Bộ GTVT chỉ đồng ý cho đầu tư hình thức BOT đối với những tuyến đường làm mới, có tính cấp bách, cần thiết, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội ngay; không ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người dân nhưng nhà nước thiếu hụt nguồn vốn đầu tư.
Về phương án thực hiện, Bộ trưởng Nghĩa khẳng định: “Bộ GTVT sẽ cùng tỉnh đầu tư, nâng cấp bằng vốn ngân sách nhà nước để giảm nhẹ gánh nặng cho doanh nghiệp và người dân khi tham gia giao thông trên tuyến đường này. Để dự án nâng cấp QL 22B sớm được triển khai, hoàn thành trong năm 2017-2018, Tổng Cục đường bộ khẩn trương thực hiện phương án khảo sát kỹ lưỡng, bảo đảm nguồn kinh phí đầu tư tiết kiệm nhất, mang lại hiệu quả nhất, thời gian thực hiện nhanh nhất, để tránh gây lãng phí cho xã hội. Ngoài ra, cũng ưu tiên dành nguồn lực để sớm xây dựng tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Bộ GTVT cũng sẽ trình Chính phủ bổ sung dự án kết nối đường cao tốc Gò Dầu - Xa Mát theo đề nghị của tỉnh”.
Cũng tại cuộc họp, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nhận định: “Qua đánh giá 5 năm đầu tư làm đường giao thông bằng BOT, Bộ GTVT nhận thấy đây là phương thức đem lại nhiều kết quả tốt nhưng cũng có nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm như không nên thực hiện trên những tuyến đường độc đạo, không có lựa chọn của người dân, đầu tư trên nền đường cũ”.
Tuy nhiên, Bộ GTVT cũng sẽ tăng cường giám sát các dự án giao thông đầu tư bằng hình thức BOT, bảo đảm phải minh bạch trong kêu gọi, chọn lựa nhà đầu tư và minh bạch trong quá trình giám sát, thực hiện dự án cũng như chi phí trong xây lắp và trong quá trình thu phí.
|
Bình luận (0)